Điều đầu tiên: quản lý sức khoẻ của bản thân
Cơ thể khỏe mạnh quyết định chất lượng cuộc sống. Nếu bạn có được sức khỏe, thể chất nhanh nhẹn, bạn có thể tự túc mọi sinh hoạt và sở thích, không cần mướn người giúp việc, cũng không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con cái.
Vì vậy, để khỏe mạnh, thì trong cuộc sống hàng ngày, cần phải tăng cường tập thể dục. Ngoài ra cần vui vẻ lạc quan, cười nói nhiều hơn, tránh xa năng lượng tiêu cực, ít giận dỗi, không quản những việc vặt. Có vậy mới mong khỏe mạnh, sống lâu được.
Điều thứ hai: quản lý tiền của chính mình
Nếu bạn muốn sống thoải mái và độc lập, bạn phải quản lý được tiền của bạn và có một khoản tiết kiệm dành cho tuổi già. Tiền không nhất thiết phải nhiều, nhưng phải đủ để sử dụng.
Tiền phải nằm trong tay mình, đứng tên của mình thì mới chắc chắn. Khi về già, sống không cần quá tiết kiệm nữa, nhưng cái gì đáng tiêu thì tiêu, không đáng tiêu, thì đừng tiêu. Cũng đừng mạo hiểm đầu tư, và phải chú ý để không bị mắc lừa.
Triết lý sống hạnh phúc cho tuổi già
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái. Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày…
Hanh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
“Cuộc sống tuổi già nên có nhiều bạn gìà trong nhiều thành phần,nhiều mẫu người với nhiều màu sắc khác nhau trong xã hội. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc. Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cổ “hay nhớ lại chuyện xưa?” Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành.
Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Tổ Tiên dặn kỹ: '6 người này vào nhà, bao nhiêu của cải cũng trôi hết', đó là những ai?
-
3 điềm báo trước về một tương lai nghèo khổ, túng quẫn: Hãy sửa đổi khi vẫn còn kịp
-
Các cụ dặn kỹ: "Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ", vì sao vậy?
-
Cổ nhân chỉ ra có 1 loại người tuyệt đối không được phép bao dung, càng không được giúp đỡ kẻo chuốc họa
-
Muốn biết một người là quân tử hay lòng dạ tiểu nhân cứ dùng 3 cách này, rất chuẩn xác