Không phải tiền, nhà đất hay vàng bạc, cha mẹ nhất định phải cho con cái 5 thứ quý giá sau

( PHUNUTODAY ) - Nếu muốn con trở thành người tốt, bạn hãy tập trung dạy 5 điều sau ngay từ khi con còn nhỏ.

Cung cấp cho con nền giáo dục tốt nhất

Cung cấp cho con nền giáo dục tốt nhất ngày càng trở nên quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Điều này thường có nghĩa là bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn trong những năm đầu đời của con để chuẩn bị cho sự thịnh vượng trong tương lai.

Sống tích cực

Từng hành động, thái độ, lời nói của cha mẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Trên thực tế, nhiều cha mẹ thường có suy nghĩ: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Họ cho rằng những hành động, thái độ của con chính là do tính cách của con vốn như vậy. Nhưng cha mẹ chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tính cách của con cái.

Lời nói, việc làm, tâm trạng, thái độ của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ đạo trưởng thành của con cái.

Nếu cha mẹ có phẩm hạnh kém, quan điểm cuộc sống tiêu cực, suốt ngày trong tâm trạng bi quan, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cái. Mặt khác, nếu cha mẹ không ngần ngại hành động tốt, ngay thẳng, kiên cường, tích cực giải quyết mọi việc thì con cái chắc chắn sẽ học được điều gì đó tích cực.

Cách dạy tốt nhất của cha mẹ là dạy dỗ tích cực bằng lời nói và hành động, đảm bảo mang đến cho cái những giá trị đúng đắn và thái độ tích cực với cuộc sống, đồng thời trở thành tấm gương sáng để con noi theo. Điều này giúp con cái có thể phân biệt đúng sai và đưa ra quyết định tự tin khi gặp khó khăn.

Cuộc đời giống như một dòng sông lớn, có những lúc dịu êm, có lúc sóng dữ. Trong cuộc sống, điều quan trọng là hình thành cho con cái quan điểm đúng đắn, nhân cách đúng đắn và thái độ sống tích cực. Hãy để con cái hiểu được những rắc rối, khó khăn của cuộc sống nhưng cũng dạy con cách để sống hòa hợp và thích nghi. Điều này quý giá hơn bất cứ món quà vật chất nào.

Dạy con có trách nhiệm với tiền bạc

Trong giai đoạn số hóa, tiền mặt ít được sử dụng, hầu hết trẻ em đều đánh giá rất thấp về giá trị của đồng tiền. Nếu không học một số kiến thức cơ bản về tài chính, khi được thả lỏng trong thế giới thực, con cái chúng ta có khả năng chìm hơn là bơi.

Hãy dạy con một số kỹ năng lập ngân sách cơ bản, điều này sẽ giúp con hình thành thói quen không lãng phí tiền bạc và tôn trọng giá trị của nó.

Bạn cũng có thể muốn chia sẻ với con một số khoản đầu tư dành cho trẻ em để giúp khoản tiết kiệm của con tăng lên.

Khả năng thích ứng với xã hội

Cư dân mạng thường dùng cụm từ “tuổi trẻ chưa trải sự đời” để miêu tả những người mới bước chân ra ngoài xã hội, thiếu trải nghiệm, vẫn giữ được sự trong sáng, ngây thơ vốn có.

Chỉ sau khi thực sự bước vào xã hội, bạn mới phát hiện ra rằng sự tương tác, giao tiếp giữa con người với nhau không chỉ dựa trên sự chân thành và thiện chí.

Sự phức tạp của mối quan hệ giữa các cá nhân và sự xấu xa của bản chất con người nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Áp lực của xã hội cũng là thứ mà chúng ta phải trải qua, chịu đựng. Để có một cuộc sống đủ đầy, lo toan cơm áo gạo tiền vốn dĩ chẳng dễ dàng chút nào cả.

Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ lại chọn không nói cho con cái họ sự thật rằng xã hội này khắc nghiệt như thế nào. Cha mẹ như những thiên thần với đôi cánh to lớn, che chở cho con cái những giấc mơ và cuộc sống hạnh phúc, trong khi thực tế, phía sau đó đầy những khó khăn.

Cha mẹ đã quá hiểu cuộc sống vốn áp lực, khó khăn nên họ luôn muốn bao bọc, tạo ra một môi trường khiến con mình cảm thấy thế giới xung quanh thật bình yên, hạnh phúc, mình muốn gì thì có thể sẽ được nấy. Ý nghĩ này thể hiện tình yêu thương, nhưng nếu không kiểm soát được sự cân đối, nó có thể trở thành một công cụ khiến con cái của bạn khó có cái nhìn thực tế với cuộc sống.

Con cái cuối cùng sẽ lớn lên và một mình đối mặt với hiện thực tàn khốc, nếu được bảo vệ và bao bọc lâu ngày, chúng sẽ trở nên mỏng manh. Từ đó chúng cảm thấy rất khó khăn, áp lực với những nghịch cảnh, không thể thích ứng với sự cạnh tranh trong cuộc sống.

Những bậc cha mẹ thực sự có tầm nhìn xa sẽ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự phát triển bản thân và trau dồi những khả năng thích ứng của cuộc sống như khả năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề... Họ sẽ rèn luyện cho con cái của mình những điều này.

Chỉ những người có lòng dũng cảm và trí tuệ thực sự mới có thể thích nghi với xã hội nhanh hơn và nổi bật trong đám đông.

Khả năng bảo vệ bản thân

Là cha mẹ, bạn có thể giáo dục con mình phải chân thành và tử tế khi đối xử với mọi người xung quanh. Nhưng bạn cũng đừng quên nói với con rằng ngoài kia bên cạnh những người tốt, còn có những người không tốt, con cần có khả năng tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm.

Suy cho cùng, trong thế giới vật chất này không chỉ có ấm áp và đẹp đẽ mà còn có bóng tối và nguy hiểm. Mọi thứ bạn chắc chắn đều có thể thay đổi và mọi người bạn tin tưởng đều có khả năng phản bội bạn.

Khi đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn điều quan trọng là phải giữ được “át chủ bài” của mình, học cách tự bảo vệ mình để có thể đối diện với tình huống và giải quyết chúng một cách sáng suốt.

Cách để người trưởng thành tự bảo vệ mình là học cách từ bỏ và từ chối.

Nếu bạn không quá tin tưởng 100% và không phụ thuộc vào người khác, bạn sẽ không bị tổn thương hay đau khổ vì điều đó. Đối với những điều nguy hiểm và những người không phù hợp, hãy học cách từ chối kịp thời để bảo vệ bản thân mình khỏi những rủi ro, tổn thương có thể xảy ra.

Đây là điều cha mẹ nên dạy con từ sớm. Để con hiểu được thực tế nguy hiểm thì mới có thể hạn chế được những rủi ro, khủng hoảng trong mọi thời điểm.

Sự tỉnh táo và lòng yêu thương bản thân là vũ khí tự bảo vệ suốt đời của chúng ta.

Tác giả: Vũ Ngọc