Chia sẻ trên VietNamNet, anh T. (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết nhà vừa lắp 4 chiếc điều hòa, mỗi chiếc công suất 18.000 BTU. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, anh thấy 4 điều hòa này đều làm lạnh yếu. Sau đó, anh gọi thợ đến để kiểm tra, nếu có lỗi thì bảo hành. Tuy nhiên, thợ đến bảo không có lỗi.
Anh lại gọi một đội kỹ thuật khác để kiểm tra thì phát hiện ra trong quá trình lắp đặt, nhóm thợ trước đã bỏ qua công đoạn hút chân không khiến hiệu suất làm lạnh giảm.
Không phải chỉ anh T. gặp trường hợp này. Anh H. (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng gặp tình huống tương tự. Thợ lắp điều hòa nói với anh rằng điều hòa công nghệ mới không cần hút chân không. Vì không biết về kỹ thuật nên anh cũng nghe theo. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, anh thấy điều hòa không mát nên gọi thợ khác đến kiểm tra. Sau khi sửa, điều hòa mát hơn hẳn.
Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều người phản ánh tình trạng phải bỏ thêm tiền để hút chân không cho máy điều hòa. Chi phí dao động khoảng 300.000-500.000 đồng/lần. Trong khi đó, một số diễn đàn của siêu thị điện máy lớn khẳng định hút chân không nằm trong quy trình lắp đặt điều hòa, khách hàng không cần phải thanh toán thêm cho việc này.
Vậy hút chân không ở điều hòa là gì?
Cũng theo VietNamNet, anh Nguyễn Văn Nam, một kỹ sư điện lạnh, cho biết hút chân không là công đoạn quan trọng trong việc lắp mới điều hòa hoặc thay lắp điều hòa.
Anh Nam giải thích, trước khi xuất xưởng, các máy điều hòa sẽ được nhà sản xuất nạp đủ gas trong cục nóng. Khi lắp đặt, người thợ sẽ dùng ống đồng để nối cục nóng và giàn lạnh với nhau. Trong quá trình nối, không khí sẽ ở bên trong ống đồng. Lúc này, người thợ phải loại bỏ không khí trong đó ra ngoài bằng cách hút chân không.
Theo anh, gas điều hòa là loại hợp chất đặc biệt, có độ bay hơi cao nên cần độ tinh khiết lớn. Không khí bên ngoài có chứa hơi ẩm sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh của gas hoặc làm lỗi hệ thống nếu độ ẩm quá lớn.
Do đó, quy trình lắp đặt mà các nhà sản xuất đưa ra luôn có thao tác hút chân không, làm sạch không khí ở trong dường ống gas nối từ cục nóng tới cục lạnh.
Theo anh Nam, một số thợ làm tắt bằng cách đuổi khí (tức là xì gas để gẩy hết không khí ra khỏi ống đồng). Cách này tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm đã được nạp đầy đủ lượng gas cần thiết. Lượng gas được đong đếm từng gram và có bảng kỹ thuật rõ ràng. Nếu đường ống cần dài hơn cho phép thì phải nạp thêm gas, bao nhiêu mét thì nhân với với số gram tiêu chuẩn được nhà sản xuất quy định để ra tổng lượng gas cần nạp. Người thợ lắp không đúng kỹ thuật đó sẽ làm hiệu quả làm mát giảm. Khi đó, lượng điện tiêu hao sẽ lớn hơn mà người sử dụng vẫn không thấy đủ mát.
Khí gas được máy nén đẩy theo vòng tuần hoàn trong đường ống. Thiếu gas hay thừ gas đều làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát. Vì vậy, khi người thợ xả khí gas để đẩy không khí ra ngoài là đã làm sai kỹ thuật. Việc mở van đẩy khí này chủ yếu dựa vào cảm quan của người thợ, không đảm bảo tính chính xác.
Để hút chân không trong quá trình lắp đặt điều hòa, thợ sẽ phải mang theo thiết bị chuyên dụng, đồng hồ đo. Ngoài ra, quá trình này tốn khá nhiều thời gian nên một số thợ sẽ bỏ qua và làm tắt bằng cách đuổi khí.
Người sử dụng cần chú ý kỹ quá trình lắp đặt điều hòa và nên yêu cầu thợ thực hiện đúng quy trình.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trộn bột giặt với đường: Tưởng vô dụng nhưng lại giải quyết được hầu hết các vấn đề trong gia đình
-
6 thiết bị ngốn điện hơn cả điều hòa, dùng xong rút phích cắm tiết kiệm được tiền triệu hàng tháng
-
Luộc tôm chỉ cho hành và gừng là dại: Thêm 2 gia vị này tôm ngọt lịm, thịt rắn chắc đỏ au
-
Lấy 2 chiếc bàn chải đánh răng cũ buộc lại với nhau: Giải quyết nhiều vấn đề lại giúp tiết kiệm tiền
-
Vì sao giờ nhận trả phòng khách sạn luôn là 14h và 12h: Có lợi cho khách hàng mà nhiều người chưa biết