Thịt ba chỉ rang cháy cạnh là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Học ngay cách làm thịt ba chỉ dưới đây để chiêunđãi cả nhà:
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 3gr.
- Hành tím: 1 củ.
- Tỏi: 1 củ.
- Hành hoa: 3 nhánh.
- Gia vị: Bột nêm, nước mắm, tiêu, đường.
Cách làm:
Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt ba chỉ thái mỏng ướp chút gia vị, nước mắm, hạt nêm (lưu ý chỉ ướp rất ít lượng nước mắm, gia vị, hạt nêm vì trong quá trình nấu, bạn còn cho thêm nữa).
Hành hoa rửa sạch, thái khúc. Hành, tỏi khô băm nhỏ.
Trộn đều hỗn hợp gồm: 2 muỗng đường; 3 muỗng nước mắm; ½ muỗng cà phê tiêu.
Bước 2: Cho một ít dầu vào chảo để láng bóng lòng chảo, để chảo nóng già thì cho thịt vào. Đảo nhanh tay, đến khi miếng thịt săn lại và rút hết nước thì cho 1 thìa đường vào. Đảo nhanh tay đến lúc nào đường tan chảy, bám vào miếng thịt có màu vàng cánh gián thì cho hành hoa vào, đảo đều rồi cho ra đĩa.
Bước 3: Khi thịt đã cháy cạnh bạn cho 1 muỗng hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Trút hỗn hợp nước mắm đường ở trên vào, vặn lửa nhỏ, đảo thật đều cho tới khi sệt, tắt bếp.
Cách chọn thịt ba chỉ tươi ngon
Mỡ nạc hài hòa: Sự kết hợp cân đối giữa phần nạc và phần mỡ là yếu tố hàng đầu quyết định độ ngon của một miếng ba chỉ. Khi đạt tới tỷ lệ cân bằng giữa hai thành phần ấy, thịt không quá ngấy, cũng không quá khô, đem lại cảm giác vừa miệng và thơm ngon.
Tính đàn hồi tốt: Đặc điểm nổi bật của thịt ba chỉ có chất lượng đảm bảo là tính chất co giãn tuyệt vời của các thớ thịt, cùng với đó là bề mặt da lợn mịn, không quá khô, cũng không quá nhờn.
Màu đỏ tươi: Loại thịt ba chỉ được xếp vào "hàng chuẩn" khi sở hữu màu đỏ tươi. Do đó,các bà nội trợ tuyệt đối không nên chọn mua những miếng thịt không có màu sắc này.
Màu sắc tươi sáng vừa phải: Sắc màu đặc tả độ tươi của thịt ba chỉ. Theo đó, nếu thịt có màu sắc quá tối đồng nghĩa với việc không tươi, màu sắc quá sáng lại là chế phẩm đã qua xử lý.
Cách phân biệt thịt lợn bị bệnh
Thịt lợn kém chất lượng hoặc lợn bệnh, lợn chết có màu đỏ bầm, nhũn nhão, độ đàn hồi kém, rỉ dịch nhiều, cắt sâu vào sẽ có máu (do heo chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể). Nếu heo chết đã lâu, thịt heo bị phân hủy sẽ có mùi hôi; lớp bì tím bầm, nước luộc đục, không thơm...
Các bà nội trợ khi gặp các các loại thịt lợn như dưới đây cũng không nên mua: Lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt. Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu. Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
Tuyệt chiêu luộc gà thơm ngon vàng óng, không bị nứt da
-
Học 2 cách làm món canh ngao thơm ngon không ai cưỡng nổi
-
Tuyệt chiêu làm món thịt ba chỉ rán ướp ngũ vị hương thơm ngon, bao nhiêu cơm cũng hết
-
Học cách làm giá đỗ xào lòng thơm ngon, không tanh cả nhà ai cũng khen nức nở
-
Học ngay cách làm món cá kho thơm ngon, đậm đà cả nhà nức nở khen ngon