Liên tục cảm thấy mệt mỏi vào cùng một thời điểm trong ngày là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh cực nguy hiểm này

( PHUNUTODAY ) - Nếu thường xuyên mệt mỏi vào cùng 1 thời điểm trong ngày bạn hãy gặp bác sĩ ngay kẻo tới lúc hối hận thì đã muộn!

Cơ thể dù có khỏe mạnh thế nào thì vẫn luôn có những thời điểm chúng ta cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi. Đôi khi nguyên nhân là do bạn làm việc quá sức hoặc đang gặp căng thẳng tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và thường vào một thời điểm nhất định thì có khả năng là triệu chứng của bệnh tật.

1. Nguyên nhân gây bệnh 

Đường là chất dinh dưỡng cơ bản có trong thức ăn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Khi thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và ruột thì đường trong thức ăn sẽ được hấp thu bởi ruột non và được vận chuyển vào trong máu đi nuôi cơ thể. Lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tiết insulin để đưa đường hấp thụ vào tế bào nuôi cơ thể và giảm lượng đường có trong máu về mức bình thường.

Căn bệnh này được mô tả như là một rối loạn chuyển hóa do sự gia tăng bất thường của lượng đường trong máu trong. Vào khoảng thời gian từ 1 giờ đến 4 giờ chiều, đặc biệt là sau bữa trưa, sự biến động của hormon insulin sẽ gây ra các triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, kiệt sức...

Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì vào khoảng thời gian này, chúng ta thường đã nạp một lượng thức ăn sau bữa trưa, làm mức đường trong máu tăng cao một cách đột biến. Khi đó, cơ thể cần làm việc để điều chỉnh đường ở mức cân đối. Đối với bệnh nhân đái tháo đường thì cần rất nhiều năng lượng cho quá trình ổn định lại insulin nên sẽ dễ cảm thấy mỏi mệt, cạn kiệt.

2. Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường

Xuất phát của bệnh là do các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng insulin (hiện tượng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2) hoặc do tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin (bệnh nhân tiểu đường tuyp 2) để đưa glucose chuyển hóa từ thức ăn đi nuôi cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu gây bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, không chỉ có mỗi triệu chứng uể oải về thể chất, tình trạng này còn đi kèm theo những dấu hiệu bệnh đái tháo đường khác như:

- Khát nước.

- Đi tiểu thường xuyên.

- Mắt mờ.

- Cáu gắt.

- Ngứa da.

- Cảm giác tê và ngứa ở bàn tay, bàn chân.

Nếu nhận thấy rằng mình có những triệu chứng trên thường xuyên vào lúc giữa ngày thì nên đến ngay phòng khám để kiểm tra xem có đang mắc bệnh hay không. Phát hiện và chữa bệnh kịp thời có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu khả năng biến chứng.

Ngoài ra cũng nên lưu ý những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt như:

- Hạn chế lượng tinh bột tiêu thụ vào bữa trưa.

- Tranh thủ vận động nhẹ nhàng trong lúc nghỉ giải lao.

- Kiểm tra mức đường thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.

- Bổ sung nước và các loại nước ép tự nhiên để duy trì mức đường ổn định.

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân nhé!

Tác giả: Mộc