Bỗng nhiên lượng đường huyết cao gấp 4 lần giới hạn bình thường
Bắt đầu từ vài tháng trước, cô gái Tiểu Trần 23 tuổi nhận thấy mắt mình bắt đầu mờ dần, khi nhìn xa hay gần đều không rõ vật thể, dù cố nheo mắt hay dùng tay dụi mọi thứ vẫn mờ ảo.
Những ngày gần đây, Tiểu Trần phát hiện thị lực của mình giảm đáng kể, quá trình này diễn ra rất nhanh, càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đến ngày thứ 3, sau khi thức dậy Tiểu Trần đột ngột bị mù. “Mẹ! Hình như con không nhìn thấy gì!” Tiểu Trần hốt hoảng gọi. Lúc này mẹ cô mới lo lắng đưa con gái đến bệnh viện kiểm tra.
Tại Khoa mắt ở Bệnh viện Dương Châu, bác sĩ phát hiện nguyên nhân dẫn đến Tiểu Trần bị “mù mắt” không đơn giản. Các bác sĩ trong bệnh viện đã hội chẩn và đưa ra ý kiến tham khảo.
Bác sĩ Lý Hồng Quyên, phó Khoa Nội tiết phân tích. “Khi nhìn thấy mắt của cô gái này đã khiến tôi giật mình, đục tinh thể thông thường là trong suốt, nhưng toàn bộ của cô gái này biến đổi thành màu trắng, rất đục”.
Sau khi thông qua một loạt các kiểm tra, phát hiện đường huyết của Tiểu Trần là 24.3 mmol/L cao gấp 4 lần so với giới hạn bình thường, chỉ số glycated hemoglobin cũng lên đến 14.5 trong khi đó chỉ số của người khỏe mạnh dưới 6, lượng cholesterol trong cơ thể cũng cao.
Bác sĩ phán đoán, Tiểu Trần bị bệnh tiểu đường, dẫn đến xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường là đục thủy tinh thể.
Sau nhiều xét nghiệm, các bác sĩ xác định nguyên nhân mù mắt là do biến chứng tiểu đường
Bác sĩ Lý Hồng Quyên nói: “Thực tế bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng cách đây 1 năm, nhưng cô ấy không chú ý đến”.
Một năm trước đây Tiểu Trần đã xuất hiện tình trạng bị khô miệng, uống nước và đi tiểu nhiều, cơ thể sút cân. Chỉ trong 1 năm cân nặng đột ngột giảm từ 85kg xuống còn 65kg trong khi cô không hề áp dụng chế độ giảm cân. Dù rằng gầy đi khiến Tiểu Trần rất vui vẻ nhưng việc giảm cân đột ngột như vậy không phải là tình huống bình thường.
Sau đó, Tiểu Trần phải nhập viện, bác sĩ điều trị đã giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách bơm insulin. Sau khi đường huyết ổn định, bác sĩ tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể. Trước mắt, Tiểu Trần đang hồi phục thị lực. Sau khi xuất viện, Tiểu Trần vẫn phải kết hợp điều trị, thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, uống thuốc để khống chế đường huyết.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường
Để sớm phát hiện bệnh tiểu đường và có cách thăm khám, chữa trị phù hợp bạn cần hết sức chú ý một số triệu chứng bệnh tiểu đường như sau:
1. Khát nước
Hiện tượng khát nước có thể xảy ra khi chúng ta không uống đủ nước, mồ hôi ra nhiều nhưng không bổ sung nước cho cơ thể. Cũng có thể khát nước do cơ thể bị tiêu chảy, sốt hoặc thời tiết nắng nóng. Nhưng đối với các trường hợp này chúng ta uống nước xong sẽ hết cảm giác khát.
Khát nước liên tục là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đườngCòn khát nước do bị bệnh tiểu đường, hiện tượng khát liên tục diễn ra trong ngày, đặc biệt là buổi tối. Khi bạn vừa uống nước xong cũng vẫn có thể còn có cảm giác khát và muốn uống nước liên tục. Sở dĩ như vậy là do khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao gây áp lực lên thận. Khi đó sẽ kích hoạt thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường, gây mất nước và gửi tín hiệu khát liên tục.
Hiện tượng khát nước thường xuyên không chỉ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lí khác như huyết áp thấp, thiếu máu,… Bạn cần hết sức chú ý
2. Đi tiểu thường xuyên
Khi gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều lần, phần đa mọi người thường nghĩ mình đang gặp vấn đề về thận hoặc bàng quang.
Tuy nhiên khi bạn đi tiểu khoảng hơn 10 lần một ngày, tiểu nhiều hơn về đêm và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường thì có thể bạn đang phải sống chung với bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu nhiều khiến thận phải làm việc nhiều hơn để giảm bớt lượng đường dư thừa. Lâu dần thận sẽ bị yếu và hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến nước tiểu dư thừa nhưng bệnh nhân lại không kiểm soát được tình trạng mót tiểu.
3. Cảm giác đói dữ dội
Người bị bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ hạn chế việc sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin để vận chuyển glucose đi nuôi các tế bào và các cơ. Khi bạn làm việc hay hoạt động càng nhiều thì càng tốn năng lượng và muốn tìm kiếm calorie để bổ sung. Chính vì vậy mà bạn có cảm giác đói dữ đội ngay cả những lúc vừa ăn xong.