6 công dụng tuyệt diệu "trời cho" chỉ có ở củ riềng mà không phải ai cũng biết tận dụng

( PHUNUTODAY ) - Ngoài việc được sử dụng như 1 loại cây gia vị, củ riềng còn được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền bởi những công dụng tuyệt vời của nó:

Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc.

1_70222

Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô. Cách chế biến: đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của cây riềng:

a-rieng-4-124511292-0734400

Kháng viêm

Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.

Bên cạnh đó, củ riềng còn giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây ra.

Tăng cường tuần hoàn máu

Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.

Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa

Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.

Cải thiện chức năng nhận thức

Cu-rieng-d69dc

Một thành phần hiện hữu trong củ riềng, có tên gọi ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.

Đối phó trầm cảm

Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.

Làm lành bỏng da

cach-tri-lang-ben-tren-mat-bang-cu-rieng1

Nước củ riềng có tác dụng tuyệt vời với những vết bỏng trên da. Khi được bôi lên khu vực bị ảnh hưởng, nó lập tức giảm nhẹ sự khó chịu và hỗ trợ việc làm lành.

Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm):

Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link