Cứ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, khi nước lũ về, mang theo con nước đục ngầu phù sa cũng là lúc người dân miền Tây thu được nhiều sản vật quý của thiên nhiên, trong đó loài cá chạch lấu sông được xem là một trong những loài cá đặc sản hiếm.
Cá chạch lấu được xem là đặc sản hiếm của miền Tây sông nước
Loài cá này được ví như "nhân sâm nước" bởi thịt cá giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho đàn ông. Đông y gọi cá chạch, trong đó có cá chạch lấu với tên thuốc là thu ngư, cho rằng cá có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong…
Được biết, cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Armatus. Thân có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, vây lưng và vây hậu môn; vây ngực có một đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Loài cá có kích thước lớn, dài đến 90cm và có thể nặng từ 0,5-2kg. Dọc sống lưng chạch lấu có một hàng vây chạy dài với nhiều xương gai nhọn, sắc bén.
Loại cá đặc sản này có thể chế biến nhiều món ăn ngon, như: lẩu chua, chiên giòn, nướng muối ớt và đặc sắc nhất là món cá chạch lấu kho nghệ tươi.
Hiện trên thị trường có 2 loại, cá chạch lấu sông và cá chạy lấu nuôi. Cá chạch lấu sông có thịt dai, béo, ngon hơn cá nuôi nên có giá đắt hơn nhưng ngày càng hiếm, rất khó có thể mua được. Theo ngư dân, muốn bắt được cá chạch lấu sông loại lớn phải dùng lưới hoặc chài rê chụp ở những khúc sông sâu, nước chảy xiết.
Tại chợ Long Xuyên (An Giang), cá chạch lấu loại 1 (cân nặng 350gr trở lên) có giá từ 450.000-500.000 đồng/kg. Loại cá đặc sản này có thể chế biến nhiều món ăn ngon, như: lẩu chua, chiên giòn, nướng muối ớt và đặc sắc nhất là món cá chạch lấu kho nghệ tươi.
Trên chợ mạng, nhiều địa chỉ bán sỉ lẻ cá chạch lấu, 290.000 đồng/kg loại 4-6 con, 350.000 đồng/kg loại 2-3 con. Chị Hoàng Thị Lịch - người bán cá chạch lấu trên chợ mạng cho biết cá nhà chị nuôi tại ao, không qua trung gian nên cá vừa tươi vừa có giá tốt. "Loại cá này là đặc sản được nhiều nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh thành đặt thường xuyên. Sau khi bắt lên từ ao, tôi làm sạch rồi cấp đông gửi đi cho khách. Nếu ở gần tôi có thể đóng thùng xốp cho đá vào để cá giữ được độ tươi. Trung bình mỗi ngày nhà tôi xuất vài chục cân cá chạch lấu. Dịp này đang dịch bệnh nên tiêu thụ cá chậm hơn mọi năm", chị Lịch cho hay.
Những năm gần đây, nhờ nuôi trồng cá chạch lấu, nhiều hộ dân có nguồn thu kha khá. Anh Lê Công Tiến (SN 1985, thôn 7, xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) lặn lội vào tận An Giang, Cần Thơ để học hỏi gần 1 năm về cách nuôi loài cá này. Đến cuối năm 2010, anh xây dựng mô hình nuôi cá với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.
Theo anh Tiến, cá chạch lấu thương phẩm nuôi vào mùa hè khoảng 6-8 tháng đạt trọng lượng từ 250 - 500g/con là có thể thu hoạch, mùa đông thì kéo dài 8-9 tháng mới thu hoạch được. Mỗi năm anh xuất bán ra thị trường khoảng 52 tấn cá thịt.
Cá chạch lấu dễ nuôi, mang đến nguồn thu nhập cao, chỉ cần đảm bảo chất lượng nguồn nước và nhiệt độ trong ao nuôi. Song, chất lượng cá giống khi thả nuôi rất quan trọng. Tốt nhất là khi thả nuôi, cá giống đạt khoảng 300-500 con/kg.
Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, anh Tiến thường bán ra thị trường với giá 500.000-600.000 đồng/kg, hiện nay giá giám xuống còn khoảng 400.000 đồng/kg. Với hơn 2 triệu con cá giống và 52 tấn cá thịt bán ra thị trường, trừ chi phí, anh bỏ túi gần 600 triệu đồng/năm.
Tác giả: Mộc
-
Thịt lợn chần qua nước sôi, tưởng sạch mà ngấm thêm chất độc, mách bạn cách làm sạch dễ hơn nhiều
-
Những thói quen nấu nướng khiến cả gia đình dễ bị béo phì ung thư, tim mạch, nhiều người Việt mắc, sửa ngay
-
Loại quả có giá đắt gấp 4 lần cân thịt lợn, ăn ngọt lịm nhưng giúp hạ đường huyết
-
Cho con ăn loại cá này: Hấp thụ tốt, cao lớn nhanh như thổi
-
Thông tin quan trọng trên giấy chứng nhận căn cước là gì?