Nghiên cứu cho thấy, lượng vitamin C trong táo ta cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. So với quả táo Trung Quốc, hàm lượng vitamin C trong táo ta còn có thể cao hơn 100 lần. Có thể nói, hàm lượng vitamin C trong quả táo ta đứng đầu trong các loại quả.
Ngoài ra, táo ta còn chứa hàm lượng vitamin P cao gấp hàng chục lần so với cam, quýt, giúp chống lại cảm giác mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm nguy cơ bị trầm cảm...
Loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như abumin, sắt, magie, kali...
Với những giá trị dinh dưỡng nêu trên, quả táo ta cực hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, dưỡng nhan.
Trong Đông y, cả quả và lá của cây táo ta đều có thể dụng dụng làm thuốc.
Nghiền lá táo tươi và đun lấy nước, thêm chút muối rồi lấy nước này súc miệng có tác dụng ngăn ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng.
Sử dụng nước ép táo tươi và thêm một chút bột hạt tiêu để uống có thể làm giảm khó chịu do cảm cúm, cảm lạnh gây ra.
Nhân hạt táo đem sao đen được dùng làm thuốc an thần, chữa suy nhược thần kinh, trẻ ra mồ hôi trộn, người lớn đổ nhiều mô hôi.
Tuy táo ta có nhiều công dụng nhưng những nhóm người này không nên ăn quá nhiều:
- Bà bầu nên hạn chế ăn táo ta vì có thể bị đầy bụng, khó tiêu.
- Táo ta quả nhỏ, hạt cứng có thể gây hóc, nghẹn ở trẻ nhỏ.
- Táo ta được xếp vào danh sách những trái cây có tính nóng. Ăn nhiều loại quả này dễ gây ra mụn nhọt. Do đó, những người nóng trong, hay bị mụn nên hạn chế ăn táo tao.
- Những người hay bị lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu cũng nên tránh ăn táo ta.
- Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn táo ta vì loại quả này có vị chua, chát, dễ làm bệnh thêm nặng hơn.
Tác giả: Thanh Huyền