Ai dễ bị cao mỡ máu hơn: Người gầy hay người thừa cân?
Cao mỡ máu, hay còn gọi là mỡ máu cao, là tình trạng gia tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) và/hoặc chất béo trung tính trong máu. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, và trở thành yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc cao mỡ máu tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở độ tuổi từ 35 đến 44. Một nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết có hơn 29% người trưởng thành bị rối loạn lipid máu, trong đó gần 50% là dân cư ở thành phố. Điều đáng lưu tâm là nhiều người mắc bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, do đó thường chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm mỡ máu trong quá trình điều trị bệnh khác.
PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Trung tâm Y khoa Wynn Medical Center (Mỹ), cho biết bệnh cao mỡ máu có thể xảy ra ở cả người gầy lẫn người thừa cân. "Không phải cứ nhìn người thừa cân là cho rằng họ chắc chắn bị mỡ máu cao. Để xác định chính xác tình trạng này, cần tiến hành xét nghiệm máu để đo lường cholesterol xấu và chất béo trung tính. Tôi đã gặp nhiều trường hợp người gầy mà chỉ số xét nghiệm mỡ máu lại ở mức nguy hiểm. Thậm chí, có những người rất ốm mà chỉ số xét nghiệm mỡ máu đã đạt đến ngưỡng đột quỵ," bác sĩ Wynn Trần chia sẻ.
Ăn nấm đúng cách có thể giúp giảm mỡ máu và ngừa bệnh tim mạch
Theo PGS.TS.BS Wynn Trần, nhiều người đã đặt câu hỏi về việc liệu ăn nấm có giúp giảm cao mỡ máu hay không. Ông cho biết, trong số hàng trăm loại nấm khác nhau, chỉ có nấm hương, nấm trắng và nấm sò được chứng minh là có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ông dẫn chứng về một nhà khoa học trẻ người Nhật, Akira Endo, người đã có những nghiên cứu quan trọng về mối liên hệ giữa nấm và cholesterol. Vào năm 1966, Akira Endo đã phát hiện ra chất statin có trong nấm hương, một hợp chất có khả năng làm giảm mỡ máu. Tuy nhiên, việc chiết xuất statin từ nấm rất phức tạp, cho đến năm 1985, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester (Mỹ) đã tổng hợp thành công statin từ các nguồn khác, mở đường cho sự sản xuất đại trà, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Ngoài việc sử dụng thuốc statin, bác sĩ Wynn Trần khuyến nghị rằng để giảm cao mỡ máu và ngừa bệnh, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống. Nên hạn chế mỡ động vật và ưu tiên các nguồn mỡ từ thực vật, cá béo, và dầu ô liu để cung cấp dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát được lượng mỡ xấu. Bạn cũng nên tăng cường tiêu thụ rau củ quả để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp loại bỏ mỡ xấu ra khỏi cơ thể. Quan trọng không kém, việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp đốt cháy mỡ xấu, từ đó giảm nguy cơ bệnh tật.
"Đối với việc sử dụng nấm trong chế độ ăn để giảm mỡ máu, nên chỉ chọn nấm hương, nấm trắng và nấm sò," bác sĩ nhấn mạnh. Nấm hương, đặc biệt, không chỉ giàu dinh dưỡng với các chất như kẽm, vitamin D, polysaccharid, terpenoid, sterol và lipid mà còn giúp tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol và có khả năng chống ung thư.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng cảnh báo rằng không nên tiêu thụ nấm hàng ngày mà chỉ cần ăn với lượng vừa phải, kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ngoài ra, nấm hiện nay có thể chứa hóa chất bảo quản, vì vậy bạn nên chọn mua ở những nơi uy tín, rửa sạch và nấu chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Nấm hương đừng ngâm nước nóng: Làm theo cách này mới sạch hẳn, thơm ngon, không bị mất chất
-
Ngâm nấm hương khô với nước lạnh hay nước ấm mới là đúng?
-
Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn
-
Cách ngâm măng, mộc nhĩ, nấm hương nở ngon, nhiều người cứ tưởng cho vào nước là được. Tưởng đơn giản hóa ra không.
-
Ngâm măng, mộc nhĩ, nấm hương chỉ cho vào nước lạnh hoặc nước nóng là hạ sách, ngâm như sau sẽ ngon hơn nhiều