Hỗ trợ tiêu hóa
Một nhóm các enzym tiêu hóa được gọi là bromelain được tìm thấy trong dứa. Chúng có chức năng phá vỡ các phân tử protein thành các khối xây dựng như a xít amin và peptide. Những phân tử protein bị phá vỡ sau đó có thể dễ dàng hấp thu vào ruột non. Điều này thuận lợi cho những người bị suy tụy.
Giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật
Dùng dứa sau phẫu thuật cho thấy thời gian phục hồi tương đối nhanh hơn. Ngoài ra, ăn dứa kết hợp bài tập thể dục hằng ngày có thể giúp bạn lấy lại năng lượng nhanh do các đặc tính chống viêm của bromelain.
Bromelain có liên quan đến khả năng giảm sưng, bầm tím, đau và viêm xảy ra sau khi phẫu thuật. Các đặc tính chống viêm của bromelain cũng giúp giảm viêm mô sau buổi tập thể dục nặng.
Kiểm soát bệnh viêm khớp
Tác dụng nổi bật nhất của trái dứa đó chính là việc giúp giảm tình trạng viêm cơ và khớp. Điều này do trong trái chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
Ngăn ngừa hen suyễn
Dứa chứa beta-carotene có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Trái cây thúc đẩy sức khỏe tốt hơn bằng cách giải độc cơ thể và chống viêm.
Cung cấp Vitamin C
Vitamin C được biết đến rộng rãi vì cung cấp một số lợi ích sức khỏe. Nó giúp cải thiện các chức năng miễn dịch và cung cấp cho dứa khả năng ngăn chặn nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.
Bạn cũng có thể sử dụng loại trái cây này để điều trị các tình trạng da. Vitamin C có thể tăng tốc độ chữa lành vết cháy nắng hoặc da khô và bị kích thích.
Lưu ý khi ăn dứa:
Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng.
Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Nên ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối.
Tác giả: Mộc
-
Ăn tỏi tươi mỗi ngày bạn phòng ngừa được bệnh mất trí nhớ, ngăn mụn trứng cá
-
Thói quen "ăn mòn" xương khớp kể cả khi còn trẻ, bỏ ngay kẻo hối không kịp
-
Dấu hiệu cảnh báo thận đang nhiễm độc nặng, nguy hiểm nhất là số 3
-
8 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vừa đẩy lùi lão hóa vừa tăng cường sức đề kháng
-
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi, nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua