Lưỡi có 1 trong 5 biểu hiện sau là dấu hiệu của bệnh: Thấy lưỡi chuyển vàng, tím phải coi chừng

( PHUNUTODAY ) - Khi lưỡi có những thay đổi bất thường, đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Lưỡi màu đỏ, kèm táo bón: Nóng trong người, thiếu chất

Lưỡi màu đỏ là dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống không đủ dinh dưỡng, cơ thể đnag thiếu các chất như vitamin B12, axit folic... Bên cạnh đó, nó cũng có thể là triệu chứng viêm lưỡi di trú lành tính, phát ban đỏ hoặc bệnh Kawasaki - một loại bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường kèm theo sốt.

Ngoài ra, Đông y cũng xếp tình trạng lưỡi màu đỏ kèm táo bón, nước tiểu vàng, miệng đắng và hôi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dạ dày bị nóng. Lúc này, cơ thể sẽ tích tụ khí, cản trở tuyến nước bọt hoạt động đúng cahs, đường ruột mất đi độ ẩm cần thiết nên dẫn tới tình trạng phân khô, táo bón.

Để điều trị chứng dạ dày nóng này, bạn cần hạn chế uống rượu bia, ăn ít các thưc phẩm cay nóng, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày...

Lưỡi có lớp phủ màu trắng: Viêm đại tràng

Khi lưỡi có lớp phủ màu trắng, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày hoặc táo bón. Đôi khi lưỡi còn chia thành hai phần, có lông ở giữa, lưỡi sưng to hơn bình thường. Những người mắc bệnh dạ dày mãn tính, u xơ dạ dày, loét tá tràng cũng có những biểu hiện như trên.

Ngoài ra, lưỡi trắng cũng phản ánh tình trạng nhiễm trùng lưỡi, nhiễm nấm candida hoặc mắc bệnh tưa miệng. Với bệnh này, có thê ruống thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên là bệnh sẽ khỏi.

Lưỡi màu tím và có đốm đen: Tắc nghẽn mạch máu

Khi thấy lưỡi có dấu hiệu này, hãy cảnh giác với bệnh tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, bạn hãy quan sát thêm một vài tín hiệu khác như đau đầu, đau ngực, da xỉn màu... Nếu có đủ các dấu hiệu này, bạn có nguy cơ rất cao bị tắc nghẽn mạch máu và cần đến bệnh viện khám gấp.

Lưỡi xuất hiện đốm đen cũng hay xuất hiện ở những người bị tiểu đường hoặc đang điều trị ung thư.

Lưỡi có màu vàng: Bệnh gan hoặc túi mật

Lưỡi có màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh gan mật.

Ngoài ra, nó có thể cho thấy khoang miệng có nhiều vi khuẩn, tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. Lúc này, cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Nếu đã làm sạch khoang miệng cẩn thận mà lưỡi vẫn bị vàng thì nên đi kiểm tra chức năng gan mật sớm.

Lưỡi bị sưng to hơn bình thường: Bệnh suy giáp

Khi lưỡi bị sưng hoặc lớn hơn bình thường, hãy cẩn thận với dấu hiệu của bệnh suy giáp. Nguyên nhân có thể là do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến sự trao đổi chất chậm lại và giảm năng lượng trong người, một số bộ phận trên cơ thể bị phù nề, tích nước.

Nếu lưỡi bị sưng nhẹ, bạn có thể dùng thức ăn hoặc đồ uống lạnh để làm giảm sưng. Sau đó hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh ăn đồ chua hoặc quá mặn.

Tác giả: Thanh Huyền