Câu chuyện về một sản phụ mắc Covid-19 được chia sẻ trên Zing. Bệnh nhân là chị P.H.T.T.. Đang mang thai 28 tuần thì chị mắc Covid-19. Ban đầu, sản phụ được điều trị và thở máy tại Bệnh viện Trưng Vương. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu đi nhanh chóng, phổi bị tổn thương.
Sau 15 phút hội chẩn qua điện thoại, bác sĩ Linh, bác sĩ Chinh, bác sĩ Việt Anh, bác sĩ Thành và điều dưỡng Hải chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ, máy thở và máy ECMO khẩn trương lên đường.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM, nhắn nhủ khi ê-kíp của mình rằng: "Cố gắng cấp cứu ca này, một người nhưng 3 mạng".
Gần 0h, chuyến xe cấp cứu chở 5 bác sĩ và hy vọng sống cuối cùng của sản phụ mang song thai mắc Covid-19 đang nguy kịch. Chị được chuyển đến Bệnh viện hồi sức Covid-19 để điều trị. Ngày thứ 4 ở đây, chị T. vẫn nằm bất động giữa đống máy móc và dây truyền dịch. Thành bụng thi thoảng nhấp nhô vì hai sinh linh bé nhỏ quẫy đạp bên trong.
Sự sống của chị T. cũng như hai đứa trẻ trong bụng đang phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và máy ECMO (tim phổi nhân tạo).
Từ lúc đi đặt ECMO trong đêm đến khi nhập viện, bác sĩ Trần Hữu Chinh được phân công phụ trách chính, theo dõi tình trạng của sản phụ song thai nhiễm SARS-CoV-2. Sau khi quan sát kỹ các chỉ số trên hàng loạt màn hình như SpO2, huyết áp, nhịp tim..., bác sĩ Chinh cho biết bệnh nhân đã có ý thức, mạch tốt, oxy trong máu cải thiện, chụp X-quang phổi phục hồi, chỉ số máy thở đã giảm. Tuy nhiên, diễn biến sức khỏe của bệnh nhân mang thai luôn khó lường, đặc biệt là phải đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, lượng oxy luôn cần nhiều hơn.
Mỗi sáng, anh đều đến khám, cho thuốc và siêu âm thai nhi. Nam bác sĩ này chia sẻ: "Chúng tôi đặt mục tiêu phải đảm bảo sự an toàn cho cả 3 mẹ con".
Điều trị Covid-19 cho bệnh nhân mang thai rất phức tạp bởi một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giãn cơ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bác sĩ Chinh cùng các nhân viên y tế khác đang cố gắng ngừng thuốc càng sớm càng tốt.
"Ngày nào thấy được sinh hiệu, tim thai tốt thì chúng tôi mừng ngày đó. Với tình trạng tiến triển như hiện tại của bệnh nhân, chúng tôi sẽ giảm dần máy thở và giảm ECMO, tập cho nữ bệnh nhân tự thở. Nếu thuận lợi, khoảng 4-5 ngày nữa sẽ cai máy thở", bác sĩ Chinh chia sẻ.
Chị T. là một trong 4 bệnh nhân rất nặng đang được chạy ECMO tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP. HCM.
Virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 nguy hiểm ở chỗ nó có nhiều biến thể. Các biến thể sau thường có mức lây nhiễm mạnh hơn nhiều, tiêu biểu là Delta.
Theo VOV, Delta là biến thể có sức lây nhiễm mạnh nhất trong các phiên bản của virus SARS-CoV-2. Phiên bản gốc của virus này, được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc), đã bị chủng D614G có sức lây lan mạnh hơn vượt qua vào tháng 3/2020.
Tháng 9/2020, biến thể Alpha xuất hiện ở Anh. Biến thể này vượt D614G về độ truyền nhiễm. Đầu năm 2021, Alpha dường như "ngự trị" thế giới. Nhưng sự xuất hiện của biến thể Delta, vượt xa cả Alpha về độ lây nhiễm và có thể tránh né khả năng miễn dịch do các vaccine tạo ra, đang là mối lo ngại lớn đối với thế giới.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng virus văng ra từ người nhiễm Delta là cao gấp hơn 1.000 lần so với chủng virus gốc phát hiện ở Vũ Hán năm 2020. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, biến thể Delta làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện, điều trị cấp cứu và tử vong.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Khoảng thời gian người bệnh nCoV dễ lây cho người khác nhất: 'Còn không rõ mình là F0 từ lúc nào'
-
'Bác sĩ nói tôi là F0 nhẹ cho về cách ly tiếp, hỏi phòng có máy lạnh, thùng rác có nắp đậy không'
-
Tỏi có phòng ngừa được virus nCoV không: Chuyên gia giải thích rõ cho mọi người hiểu
-
Nửa tháng mất 3 người thân vì nCoV, ông bố sụt sùi: Vợ chồng tôi khỏi rồi, con gái vẫn dương tính
-
3 người đã cách ly xong 21 ngày, về nhà được 7 ngày lại phát hiện dương tính COVID-19