Khi đi sinh cần mang giấy tờ gì, thủ tục ra sao?
Thông thường, trước khi sinh 1 tháng, các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ đạc từ giấy tờ đến đồ cho mẹ và con. Vậy, khi đi sinh cần mang theo giấy tờ gì? Nhiều mẹ chủ quan trong việc mang chuẩn bị giấy tờ nên quá trình làm thủ tục sẽ bị chậm và gặp nhiều rắc rối.
Khi đi sinh cần mang theo những loại giấy tờ sau:
- Sổ khám thai, các phiếu siêu âm trong quá trình mang thang, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai.
- Sổ hộ khẩu bản gốc, KT3 và một bản photo – những nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh của sản phụ.
- Chứng minh nhân dân bản gốc hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của sản phụ kèm theo một bản photo.
Trường hợp nếu chị em đi đẻ theo diện của bảo hiển y tế (BHYT), cần photo mỗi loại 2 bản:
- Thẻ BHYT (thẻ bảo hiểm có dán ảnh).
- Thẻ gia hạn BHYT (thẻ này không dán ảnh).
- Chứng minh nhân dân.
- Giấy chuyển viện BHYT (nếu có).
Lưu ý làm hồ sơ sinh trước chuyển dạ nhập viện
Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.
Do đó, việc chọn bệnh viện và làm hồ sơ sinh là vô cùng quan trọng.
Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28-32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.
Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.
Đa số mẹ bầu sẽ phải làm một số xét nghiệm trước sinh bao gồm:
- Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…
- Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…
- Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
- Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ
- Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.
- Siêu âm thai.
. Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…
Làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.
Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Những loại rau cực bổ nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được động đũa kẻo hại mẹ, hại con
-
Viết cho những người đàn bà đang kiệt sức trong hôn nhân
-
Sinh con được 5 tháng vợ kêu trong bụng “động đậy” đi khám phát hiện điều bất ngờ
-
Nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai, mẹ nhất định phải biết điều này để bảo vệ con
-
Buổi tối 99% mẹ bầu làm việc này nhưng không biết sẽ khiến thai nhi chậm lớn, thiếu máu