Mẹ bầu nên làm gì khi TRẺ KHÔNG CHỊU BÚ?

( PHUNUTODAY ) - Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ, để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn cần tìm hiểu cho kỹ những mẹo nhỏ dưới đây nhé

 1. Thay đổi tư thế khi bé bú

Có một số trường hợp bé không được thoải mái khi bú đúng một tư thế. Có trẻ chỉ thích bú một bên hoặc đòi bú cả hai bên luân phiên. Sở thích này có thể thay đổi theo thời gian.

Bạn cần thử thay đổi các tư thế khác nhau như nằm, ngồi hay đứng cũng như đổi cả hai bên luân phiên để bé bú xem sao nhé. Nếu tư thế đó khiến bé thoải mái thì chuyện bé bú lại sẽ đơn giản hơn nhiều.

2. Vắt bớt sữa

Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ cảm thấy ngực bạn rất căng sữa, đầy sữa. Điều này khiến bạn cảm giác rằng bé bú không được nhiều trong khi thực tế là bé đã bú đủ no rồi.

Bạn nên vắt sữa để tránh bị đau, căng tức ngực, giảm nguy cơ bị viêm vú hoặc tắc ống dẫn. Đồng thời, sữa sẽ ra đều hơn giúp bé bú dễ dàng hơn.

3. Cho bé bú bình

Trẻ sơ sinh đôi khi chỉ thích bú bình và không muốn bú mẹ. Đây là do thói quen ban đầu hoặc một thời gian mẹ không cho bé bú. Do vậy, có một cách đơn giản mà đảm bảo bé được cung cấp đủ sữa mẹ đó là vắt sữa rồi cho vào bình cho con bú.

4. Thay đổi thói quen ăn uống của mẹ

Thói quen ăn uống của mẹ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa, nếu sữa có mùi lạ thì bé sẽ bỏ bú đấy. Do vậy bạn cần né các thực phẩm gây mùi như tỏi, ớt, tiêu, đồ tanh, đồ uống có cồn, cafein. Nhưng cũng đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo nguồn sữa cho bé và sức khỏe tốt nhất nhé.

5. Cho trẻ bú sữa khi có nhu cầu

Hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay đều được cho bú theo một lịch trình cố định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bé cũng tuân theo đúng lịch trình có sẵn này. Đôi khi trẻ bỏ bú sữa vào ban ngày nhưng ban đêm lại bú sữa rất nhiều, hoặc ngược lại. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Các mẹ cũng không cần quá cứng nhắc theo thời gian biểu, khi trẻ có dấu hiệu muốn bú sữa, hãy đáp ứng để đảm bảo lượng thức ăn cho bé, từ đó không lo bị sụt cân hoặc thiếu dinh dưỡng.

6. Tăng tiếp xúc da thịt

Tiếp xúc da chạm da sẽ giúp bé theo bản năng của mình tìm thấy “địa điểm” cung cấp thức ăn và nhắc nhở rằng phải ăn. Ngoài ra, nó cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ chịu hơn khi bú sữa mẹ.

Với người mẹ, cách này giúp mẹ bớt căng thẳng, giữ mối liên kết giữa mẹ và con, tăng tình cảm của mẹ dành cho con.

Để thực hiện phương pháp này, bạn nên cởi áo cho da chạm da với bé, có thể bú sữa trên giường hoặc bồn tắm.

7. Tránh các yếu tố gây phân tâm

Từ sau 3 tháng tuổi, trẻ dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Vì thế sẽ khó khăn cho mẹ hơn khi các bé không chịu nằm yên hoặc chăm chú theo dõi việc khác mà quên đi việc đang bú sữa mẹ.

Để tránh điều này, nên cho trẻ bú sữa trong một căn phòng yên tĩnh, không bật tivi hay nhạc. Ngoài ra, có thể cho bé bú khi bé đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy. Hoặc bạn đeo một chiếc vòng cổ sặc sỡ lên mình để bé tập trung hơn vào với mẹ.

8. Thay đổi nhiệt độ

Thời tiết khó chịu như nắng nóng, oi bức cũng có thể khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ.

Vì thế bạn nên làm mát ngôi nhà bằng nhiều cách để khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn từ đó ăn ngon miệng hơn.

9. Kiểm tra lại lượng thức ăn dặm

Hầu hết trẻ sau 6 tháng đều đang tập ăn thức ăn dặm, tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu trẻ được cho ăn nhiều thức ăn dặm hoặc uống sữa bột nhiều sẽ làm giảm sự thèm ăn với sữa mẹ, kết quả là bé bỏ bú mẹ, bé không chịu bú mẹ.

Để giải quyết điều này, bạn cần thay đổi lại lượng thức ăn cân đối sao cho phù hợp, đặc biệt là khi trẻ ăn thức ăn rắn quá nhiều gây ra khó tiêu, táo bón.

10. Nhận biết mọc răng

Việc mọc răng có thể khiến bé bị đau nhức răng, mệt mỏi, từ đó bé bỏ bú mẹ. Trường hợp này rất phổ biến ở đa số trẻ sơ sinh.

Để làm dịu cơn đau cho mọc răng, bạn có thể cho trẻ nhai một cái gì đó mát như khăn, túi nhai, núm vú giả,…

Xem thêm:

9 điều cha mẹ tuyệt đối đừng làm nếu muốn con THÔNG MINH

Bé 2 tuổi bị đũa đâm thẳng vào miệng khi mẹ đuổi theo đút cơm

Tác giả: Phạm Thị Hương Tươi