Chân giò heo là nguyên liệu nấu ăn khá quen thuộc. Chân giò có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như chân giò nấu canh, chân giò kho, giả cầy... Để nấu các món ăn từ chân giò, bạn cần phải chú ý khâu sơ chế.
Bề mặt móng giò có nhiều chất bẩn, bên trong vẫn còn một lượng máu nhất định. Nếu không sơ chế sạch sẽ, món ăn sẽ không hợp vệ sinh và cũng dễ bị hôi. Để loại bỏ các chất bẩn cũng như khử mùi hôi của chân giò, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây.
Thui chân giò
Đây là cách sơ chế chân giò phổ biến, được nhiều người áp dụng. Việc thui chân giò trên lửa sẽ giúp loại bỏ phần lông cứng trên da một cách dễ dàng hơn đồng thời tạo ra mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn cho món ăn.
Ngày xưa, người ta thường sử dụng rơm để thui chân giò. Nếu không có rơm, bạn có thể dùng đèn khò mini hoặc bếp gas để tui chân giờ. Cần kiểm soát ngọn lửa để tránh làm phần da bị cháy khét, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Chân giò thui sẽ phù hợp với các món như giả cầy, rựa mận...
Sau khi thui, bạn chỉ cần cho chân giò vào nước, dùng dao cạo sạch các chất bẩn bên ngoài là được.
Làm sạch lông
Để đảm bảo thẩm mỹ của món ăn cũng như đảm bảo vệ sinh, bạn cần cạo sạch các chất bẩn bên ngoài và làm sạch cả phần lông trên miếng chân giò. Nếu không làm sạch những thứ này, món ăn sẽ kém hấp dẫn và có mùi vị không thơm ngon.
Trụng nước sôi
Trụng qua nước sôi cũng giúp bạn làm sạch các cặn bẩn và xử lý phần lông trên chân giò. Nhúng chân giò trong nước sôi khoảng 2-3 phút. Sau đó, dùng dao cạo hết các cặn bẩn và phần lông. Cách này sẽ phù hợp với các món hầm canh, món kho.
Rửa chân giò bằng nước vo gạo
Sau khi làm sạch phần lông, bạn có thể chặt móng giò thành miếng vừa ăn. Cho chân giò vào chậu, đổ nước vo gạo vào rửa nhẹ nhàng để loại bỏ hết phần cặn bẩn và máu thừa.
Nước vo gạo vừa có tác dụng loại bỏ bụi bẩn vừa giúp khử mùi hôi của chân giò.
Khi thấy nước vo gạo chuyển sang màu đỏ thì vớt chân giò ra, rửa lại vài lần với nước sạch. Phần nước rửa trong nghĩa là chân giò đã được làm sạch và có thể đem đi chế biến.
Sử dụng nước cốt chanh, giấm hoặc rượu
Để làm sạch và khử mùi hôi của chân giò, bạn có thể sử dụng các loại gia vị có sẵn trong nhà bếp như giấm, nước cốt chanh hoặc rượu. Những loại gia vị này có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hôi rất tốt.
Dùng muối hạt
Sau khi cạo bỏ hết các vết bẩn cũng như phần lông trên bề mặt chân giò, hãy cho muối hạt vào chậu nước ấm, khuấy đều cho tan và bỏ chân giò vào ngâm trong nước muối loãng từ 30-60 phút.
Tiếp đó, vớt chân giò ra rửa lại với nước sạch. Muối sẽ giúp làm sạch chân giò, khử mùi tanh, giúp chân giò trắng đẹp hơn khi nấu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cách sơ chế sứa làm nộm để không bị tanh và giữ được độ giòn
-
Luộc trứng cho thêm thứ này, chạm nhẹ là vỏ bong sạch
-
Rửa nho bằng thêm 2 thứ này mới sạch bụi bẩn, sâu bọ, yên tâm ăn cả vỏ
-
Rửa lòng non bằng thứ nước này, loại bỏ hết cặn bẩn, khử sạch mùi hôi
-
Làm nem chua Thanh Hóa chuẩn vị cần nguyên liệu nào, gia vị gì?