Một món đồ trong bát hương rất nhiều nhà đang sử dụng sai: Xem ngay nhà bạn có phạm không?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều gia đình cho cát vào bát hương, tuy nhiên cách làm này chưa đúng, hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Trên bàn thờ, Bát hương ở vị trí trung tâm, đồng thời cũng là món đồ quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, để hiểu và làm đúng thì không phải ai cũng nắm rõ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học), một số người mang cả đất, cát từ một số nơi khác về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Theo chuyên gia, thực ra không phù hợp lắm. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.

Thông thường, bát hương cần được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và thanh tịnh. Gia chủ không nên bỏ cát vào trong bát hương. Quan niệm dân gian cho rằng việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn trong năm đó.

Khi nào thay tro bát hương?

Công việc thay tro bát hương, tỉa chân nhang thường được thực hiện vào khoảng 23 tháng Chạp (Tết ông Công, ông Táo) cho đến trước đêm 30 Tết. Một trong những lý giải tại sao lại chọn thời điểm này trong năm để thay tro bát hương là lúc này Táo quân sẽ vắng nhà cho nên việc thay tro sẽ thuận lợi hơn, không mạo phạm đến các ngài. Đồng thời khi Táo quân trở về thì thấy bàn thờ sạch sẽ và bát hương thoáng đãng. Các ngài sẽ phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình.

Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình kinh doanh buôn bán thường xuyên thắp hương làm bát hương nhanh đầy. Do đó, các gia đình này có thể việc thay tro bát hương có thể được tiến hành thường xuyên hơn.

Độc giả cũng nên lưu ý do mỗi nơi, mỗi vùng miền có quan niệm về cách thay tro bát hương cuối năm khác nhau nên chúng ta cũng không nên áp đặt thời gian này cho họ.

Theo các chuyên gia, chúng ta vẫn nên thực hiện thay tro bát hương vào dịp gần cuối năm để tránh động bát hương và ảnh hưởng tiêu cực đến mệnh vận của cả gia đình.

Quy trình thay tro bát hương “chuẩn”

Bước 1: Chuẩn bị tro mới

Theo quan niệm của dân gian, loại tro phù hợp nhất là tro nếp. Gia chủ có thể lấy tro mới bằng cách lấy rơm nếp tươi đã được phơi phóng ở nơi sạch sẽ và đốt lên. Hoặc mua tro ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng.

Bước 2: Đọc văn khấn

Phong tục đọc văn khấn đã có từ lâu đời. Mục đích của việc này là để báo cáo với thần linh, ông bà, tổ tiên về việc thay tro bát hương.

Gia chủ cần sắm sửa lễ vật cúng và đọc văn khấn. Người thực hiện thay tro bát hương phải rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị trang phục tươm tất để làm lễ.

Bước 3: Thay tro bát hương

Các bước để chuẩn bị bốc bát hương gồm những bước sau:

Lấy gừng giã nhuyễn pha với rượu trắng. Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước hỗn hợp này và lau bát hương, để khô.

Để tro và chân hương cũ ra một mảnh vải. Sau đó, bỏ tro hương mới vào bát hương và ấn thật chặt tro để khi cắm chân nhang không bị ngả nghiêng.

Nên để tro mới khoảng nửa bát hương bởi cho quá nhiều sẽ khiến bát hương nhanh đầy. Và ngược lại để ít tro thì cắm chân nhang không chắc chắn.

Sau khi thay tro bát hương xong, bạn chọn từ 3, 5, 7 chân hương, chụm lại và cắm lại vào bát.

Cuối cùng cẩn thận đặt lại bát hương về vị trí ban đầu trên bàn thờ. Tránh xê dịch bát hương vì sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.

Bước 4: Lau dọn bàn thờ và làm lễ tạ

Sau bước thay tro bát hương thì bước cuối cùng là lau dọn lại bàn thờ và làm lễ tạ đến ông bà, tổ tiên. Các gia đình có thể sắm sửa các lễ vật đơn giản như trái cây, hoa chưng bàn thờ. Khi mới thay bát hương thì thắp mỗi bát 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

Lưu ý quan trọng mà gia chủ cần biết khi thay tro bát hương cuối năm

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thay tro bát hương phải là gia chủ nam trong gia đình hoặc là người cao minh. Thực tế, bất cứ ai trong gia đình cũng có thể tiến hành việc này. Quan trọng là người thực hiện có lòng thành tâm và chân tay sạch sẽ, quần áo chỉnh tề.

Khi thay tro không nên đổ ra một lúc mà dùng thìa múc từng chút tro ra một.

Phần tro cũ và chân nhang nên được thả trôi sông.

Như đã đề cập ở trên, tro mới khi thay bát hương cuối năm phải là tro được đốt từ rơm nếp mới.

Tác giả: Thạch Thảo