Một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô để tốt cho sức khỏe?

( PHUNUTODAY ) - Nước là tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng như thế nào cho hợp lý.

Những lợi ích của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền, tía tô (còn gọi là tô diệp, tử tô hay tô ngạnh) là một loại được liệu quý. Tía tô có mùi thơm, vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, hạ sốt, trị cảm mạo, nhức đầu, ho, hen suyễn...

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy lá tía tô các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm cáo, tác dụng giảm đau khớp, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.

Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu với thành phần là alpha linolenat. Đây là một loại axit omega-3 thiết yếu đối với cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, loại lá ngày còn chứa flavonoid có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn...

Lá tía tô còn có công dụng rất tuyệt vời đối với chị em là thanh lọc cơ thể, giải độc, làm đẹp da, ngừa mụn.

Cách nấu nước lá tía tô

Việc nấu nước lá tía tô rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một lượng lá tía tô vừa đủ, rửa thật sạch. Bỏ lá tía tô vào nồi và thêm 2,5 lít nước lọc. Khi nước sôi thì đun tiếp 2 phút rồi tắt bếp. Để cho nước nguội và chắt lấy phần nước vào bình sạch. Thêm vào bình nước lá tía tô khoảng 3 lát chanh. Bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?

Lá tía tô tốt cho sức khỏe tuy nhiên không nên lạm dụng. Việc uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.

Ngoài ra, lá tía tô có chứa nhiều axit oxalic. Nếu uống quá nhiều nước của loại lá này, axit oxalic sẽ bị tích tụ trong cơ thể và gây ra tổn thương cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.

Người bình thường chỉ nên dùng 3-4 ly nước lá tía tô/ngày. Nên chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày, không nên uống liền một lúc.

Người không nên uống nước lá tía tô

Do lá tía tô có tính ấm nên những người có biểu hiện nóng trong tốt nhất không nên uống.

Ngoài ra, cá chép và lá tía tô kỵ nhau nên tránh sử dụng cùng lúc để không gây nóng và sinh ra mụn nhọt.

Tác giả: Thanh Huyền