Mua măng cụt chọn quả đực hay quả cái sẽ ngon hơn? Người trồng cây lâu năm hé lộ

( PHUNUTODAY ) - Bạn đã bao giờ nghe thấy măng cụt đực và măng cụt cái hay chưa? Bạn có biết loại nào ăn ngon hơn không, hãy cùng tìm hiểu.

Măng cụt là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng, vì thế nó được mệnh danh là nữ hoàng của mọi trái cây. Măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế nó rất được ưa chuộng. Dưới đây là mẹo chọn măng cụt ngon, ngọt, già quả.

Măng cụt là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng

Cách giúp bạn phân biệt măng cụt đực và măng cụt cái

Thông qua số cánh hoa ở dưới đáy quả măng cụt, người ta phân biệt thành hai loại là măng cụt đực và măng cụt cái. Những người nông dân làm vườn lâu năm chia sẻ, nếu đế của quả có 5 cánh hoa thì đó là măng cụt đực, còn nếu có 6 cánh là măng cụt cái. Theo đó, măng cụt cái sẽ ngon ngọt hơn, rất ít vị chua.

Các mẹo chọn măng cụt ngon và ngọt lịm

Quan sát màu sắc của vỏ quả măng cụt

Khi lựa mua măng cụt bạn cần chú ý tới màu sắc của quả. Bạn nên chọn quả có màu tím đậm, hơi rám xám, đây là quả chín tự nhiên và tươi ngon. Đừng mua quả nhăn nhúm hay có màu đen bóng, đây là quả đã hái từ lâu, ăn không ngon.

Quan sát số cánh hoa ở rốn quả

Số cánh của bông hoa dưới đáy quả chính là số múi của quả bên trong. Quả nhiều cánh hoa thì múi nhỏ, dày, quả ít cánh hoa thì múi và hạt bên trong rất to.

Số cánh của bông hoa dưới đáy quả chính là số múi của quả bên trong

Kiểm tra cuống quả măng cụt

Măng cụt có cuống màu xanh hay xanh ngọc bích, có độ bóng là quả tươi, mới hái. Bạn tuyệt đối không cọn quả có cuống màu vàng hoặc nhìn khô, cứng, quả này không còn tươi.

Tử độ cứng của vỏ quả

Bạn hãy dùng tay bóp nhẹ vào quả măng cụt, nếu cảm giác chắc chắn, mềm nhẹ và có độ đàn hồi tức là quả còn tươi ngon. Ngược lại, quá quá chai cứng hoặc quá nhũn tức là quả kém chất lượng.

Xem độ bóng và trọng lượng của quả

Măng cụt có vỏ bóng, chuẩn màu và trọng lượng nặng chứng tỏ chúng chứa nhiều nước và có múi dày, ngon ngọt hơn. Quả to mà nhẹ tay có thể đã mất nước và không còn tươi ngon.

Tác giả: Thạch Thảo