Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.
Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1.1.2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1.1.2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
Công thức tính mức hưởng lương hưu sẽ là: Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Do đó, khi tăng lương cơ sở sẽ tăng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội và tăng lương hưu hiện hưởng hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức khi về hưu.
Ngoài ra, mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Nếu mức lương cơ sở áp dụng để tính các khoản trên đối với cán bộ, công chức, viên chức được thông qua là 1,8 triệu đồng/tháng, thì mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,8 triệu x 20 = 36 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa của cán bộ hưu trí sẽ tăng 36 triệu đồng/tháng.
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động. Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.
Trên đây là độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, vẫn có trường hợp người lao động được về hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Đơn cử, với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 5 tuổi.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 chính sách mới nhất về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 1/2023 rất cần biết
-
Bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023, người dân dùng giấy tờ gì để thay thế?
-
Từ 2023, người lao động phải đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?
-
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2023: Người lao động nên nắm chắc
-
2 đối tượng được tăng lương trước hạn, 1 đối tượng được nâng lương 11,92 triệu, đó là ai?