Năm 2024: Người đi 'xe không chính chủ' ra đường cần mang giấy tờ gì để không bị CSGT xử phạt?

( PHUNUTODAY ) - Khi ra đường sử dụng xe không chính chủ, cần mang những giấy tờ nào để không bị phạt là quan tâm của nhiều người.

Thế nào là xe không chính chủ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.

Như vậy, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Nghĩa là, nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt với lỗi này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.

Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?

Theo quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách cụ thể như sau:

– Việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sẽ được thực hiện qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

– Việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sẽ được thực hiện qua công tác đăng ký xe.

Ta có thể hiểu cơ bản chính là, nếu các chủ thể muốn mượn xe người khác đi ra đường mà có hành vi vi phạm những quy định về an toàn giao thông đơn thuần thì các chủ thể đó cũng sẽ không bị xử phạt với lỗi này. Tuy nhiên thì việc đó cũng sẽ khác, nếu như các chủ thể đó gây ra tai nạn mà qua công tác điều tra, cơ quan có thẩm quyền xác minh được rằng các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.

Cũng giống như việc, khi các chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu các chủ thể bị phát hiện ra có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì chủ thể đó sẽ bị xử phạt.

Quy định này cũng  được cụ thể hóa tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với nội dung như sau: "Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt

  • Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 điểm 1 khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”

Như vậy, ta nhận thấy rằng, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà các chủ thể là những CSGT lại thực hiện kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là các chủ thể đó sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người điều khiển khác nhau:

– Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Tác giả: Thạch Thảo