Thái giám là những người đàn ông trải qua quá trình tịnh thân đau đớn. Họ đều là những người có hoàn cảnh nghèo khó, hoặc chủ yếu là muốn thay đổi cuộc đời nên mới lựa chọn trở thành thái giám. Sau khi tiến cung, họ sẽ phải trải qua không ít chuyện, hơn nữa cũng không thể về nhà, không có người thân, về cuối đời thường sống trong cô độc.
Như trong các bộ phim cung đấu, rõ rằng các phi tần trong hậu cung bất luận làm gì đều có rất nhiều người kề cận. Điều kỳ lạ là ngoại trừ hoàng đế thì các phi tần cũng đều có bóng dáng thái giám bên cạnh. Hoàng đế cần có thái giám là chuyện có thể lý giải được, bởi vì dù sao cũng đều là nam, tiếp xúc với nhau càng thuận tiện hơn. Hơn nữa, khi không có chuyện gì còn có thể làm bạn, trở thành bạn bè. Thế nhưng phi tần lại là nữ, tại sao ngoài cung nữ bên cạnh còn cần phải có thái giám hầu hạ? Thực tế việc này xuất phát từ 3 nguyên nhân sau đây mà cung nữ có muốn cũng không thể làm được.
Thái giám có thể giúp đỡ phi tần được hoàng đế sủng hạnh
Mỗi khu vực trong cung có chức năng không hề giống nhau, thái giám chuyên phụ trách trông coi việc sinh hoạt thường ngày của hoàng đế và các phi tần đặc biệt là về vấn đề thị tẩm. Chính họ là người sẽ giúp vua lựa chọn phi tần để thị tẩm. Quy trình này thời nhà Thanh được thực hiện bởi một cơ quan riêng biệt gọi là Kính Sự Phòng do thái giám bên cạnh hoàng đế phụ trách.
Ở thời cổ đại, muốn được vua sủng ái, các phi tử thường đút lót cho Kính Sự Phòng, để có thể giúp thẻ bài của họ được xếp ở vị trí đầu tiên khi hoàng đế lựa chọn. Cho nên mới nói điều này các cung nữ không thể nào làm được bởi ở thời cổ đại, trong hậu cung yêu cầu về thái giám và cung nữ là vô cùng nghiêm ngặt, họ không thể quá tiếp xúc thân mật hay thường xuyên gặp gỡ nhau.
Thái giám có thể giúp phi tần giải sầu
Ở thời cổ đại, phi tần của hoàng đế đặc biệt nhiều, dù cho mỗi ngày đều thị tẩm một người nhưng như vậy cũng không thể tránh khỏi có không ít phi tần phải chịu cảnh cô độc, lạnh lẽo. Mà những phi tần bị ghẻ lạnh này cứ thế lãng phí cả tuổi thanh xuân của mình nơi cung cấm. Họ không có cách nào quay trở lại, địa vị cũng không hề tăng, chỉ một mình sống cô độc cả đời trong Tử Cấm Thành.
Một vị phi tần nếu như ở trong cung thời gian dài không cách nào được hoàng đế sủng hạnh thì lúc này chỉ có thể tìm thái giám đến giúp. Tuy nói thái giám đã không còn khả năng như người đàn ông bình thường nhưng trạng thái trong tiềm thức họ vẫn là một người đàn ông. Lại nói đến phi tần trong cung có quyền chi phối cũng khá lớn nên sâu trong hậu cung vẫn thường có chuyện phi tần lén lút vụng trộm cùng thái giám vì không được hoàng đế để mắt đến.
Hoàng đế khó tập trung làm việc nếu cung nữ vây quanh
Hoàng đế có những hôm làm việc rất muộn. Nếu luôn có mỹ nữ phục vụ bên cạnh, hoàng đế dễ nảy sinh ham muốn quá mức hoặc không chuyên tâm được vào việc cần giải quyết. Cung nữ luôn bên cạnh phục vụ hoàng đế, có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh với các hậu phi để giành sự ưu ái của hoàng đế. Như vậy hậu cung tắc loạn.
Rất nhiều thái giám trong Hoàng cung biết chút võ. Trong Hoàng cung có rất nhiều nơi mà thị vệ không được tùy tiện ra vào như hậu cung. Vì vậy, đề phòng hoàng đế bị sát hại trong hậu cung hoặc có thích khách, thái giám còn có thể ra tay bảo vệ kịp thời. Nếu là cung nữ, sẽ khó làm việc này, vì phụ nữ nói chung ít người có võ công cao cường.
Thái giám cơ bản vào Hoàng cung, chủ yếu dựa vào hoàng đế, và thái giám không có con cháu, không cần quan tâm vướng bận đến ai, cho nên khá nhiều thái giám trung thành. Điều này cũng giải thích vì sao hoàng đế dựa vào thái giám để cân bằng các thế lực (ngoại thích và triều thần).
Thái giám còn có thể thay hoàng đế làm những việc mà hoàng đế không muốn “ra mặt” trực tiếp. Ví dụ thấy quan đại thần nào không vừa mắt, hoàng đế có thể lệnh cho thái giám ra tay.
Thời gian phục dịch của các cung nữ trong cung cũng khá ngắn. Ví dụ các cung nữ dưới triều Thanh đến 25 tuổi là xuất cung, gả chồng. Theo cách này, cung nữ phục vụ trong cung sẽ thay người theo từng đợt. Thái giám thì không cần thay vì tuổi tác.
Từ những điều trên, có thể thấy thái giám rất “được việc” nên hoàng đế luôn muốn có thái giám tâm phúc.