Nấm miệng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Trẻ bị mắc nấm miệng khi thấy xuất hiện các đốm, mảng trắng đục, hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng bé. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng như lưỡi, lợi, niêm mạc miệng, kể cả vòm họng.

Nấm miệng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp ở trẻ em. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh không khó nhưng nếu mẹ chủ quan không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh nấm miệng ở trẻ em

Những yếu tố thuận lợi khiến nấm ở miệng phát triển gây bệnh cho trẻ gồm hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, vệ sinh răng miệng kém, đặc biệt bé có mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng, trẻ bị suy dinh dưỡng, chấn thương tại chỗ, tiểu đường…

Khám miệng bé thấy các mảng trắng như sữa phủ trên nền hồng và dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má… 

Chẩn đoán bệnh nấm miệng ở trẻ chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Trẻ bị mắc nấm miệng khi thấy xuất hiện các đốm, mảng trắng đục, hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng bé. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng như lưỡi, lợi, niêm mạc miệng, kể cả vòm họng. Ngoài ra khi mẹ thấy bé bị nứt ở góc miệng, đau miệng, khi cho ăn, bé tỏ thái độ khó chịu, cáu kỉnh cũng là những dấu hiệu bé bị nấm miệng tấn công.

Nấm miệng có thể làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn vì đau miệng. Lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng độ 1. Ngoài ra, trẻ còn bị đau rát họng, kích thích, nôn ói. Khám miệng bé thấy các mảng trắng như sữa phủ trên nền hồng và dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má…, khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu cho bé.

Trong nhiều trường hợp, bé không bị nấm miệng nhưng một số mẹ nghĩ con mắc bệnh này nên tự ý cho bé uống thuốc rơ miệng kháng nấm không cần thiết trong thời gian dài, làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi bé, gây đau và làm trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Vì vậy, khi thấy bé có những biểu hiện đặc trưng của nấm miệng thì mẹ mới thực hiện rơ miệng cho bé nhé.

Phòng bệnh nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng có thể làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn vì đau miệng 

 Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mẹ nên phòng bệnh nấm miệng cho trẻ khi vừa mới chào đời bằng cách:

– Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.

– Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú, ăn bột.

– Đôi khi cho trẻ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

– Riêng trẻ sơ sinh, mẹ cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu mẹ có thể vệ sinh miệng giúp trẻ, nhưng sau đó mẹ hãy dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng. Đặc biệt là mẹ phải hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.

Tác giả: Hang Dinh