Tò mò nguyên nhân trẻ chậm biết lẫy và cách khắc phục

14:00, Thứ tư 09/11/2016

( PHUNUTODAY ) - Thời điểm bé biết lẫy thể hiện sức khỏe của trẻ như nào. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại tò mò nguyên nhân con mình lại chậm biết lẫy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Lẫy là một bước ngoặc quan trọng đánh dấu và tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng vận động trong những giai đoạn tiếp theo của trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ đạt đến mốc 3-4 tháng đều có khả năng lẫy, tức bé vận động bằng toàn bộ thân mình. Tuy nhiên, một số đứa trẻ chậm biết lẫy thường khiến bố mẹ phải lo lắng rất nhiều. 

Nguyên nhân khiến đứa bé chậm biết lẫy mà bố mẹ nên biết

o3

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Điều này có lẽ bạn sẽ khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Theo William (tác giả cuốn The baby book – tạm dịch Cuốn sách cho bé), những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, linh lợi, hướng ngoại.

Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày. Sự phát triển vùng cơ cổ, cơ cánh tay diễn ra chậm cũng là một yếu tố quan trọng làm chậm lẫy. Cân nặng cơ thể của bé cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của bé. Thường thì những bé bụ bẫm thường biết lẫy muộn hơn so với những bé nhỏ nhắn người.

Những bé thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Ở 3 tháng tuổi mẹ có thể thỉnh thoảng đặt con nằm sấp để xem sự tiến bộ các cơ cổ, dùng các đồ chơi để lên cao hơn so với tầm mắt khi con cúi đầu tập cho con phản ứng ngẩng đầu. Mặc dầu vậy, điều này không hoàn toàn khuyến khích bạn cho bé nằm sấp vì khả năng đột tử sơ sinh vẫn là điều bạn cần thận trọng.

Những lợi ích nên cho trẻ tập lẫy sớm

o2

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Khi trẻ biết lẫy sớm thì trẻ sẽ nhanh chóng có thực hiện được các tư thế khác: ngồi, bò, đi. 

Lẫy sớm cũng tạo điều kiện cho cơ cổ chắc khỏe hơn để có thể đỡ được khối lượng đầu. Ngoài ra, các cơ bắp khác và lưng cũng sẽ khỏe mạnh hơn. 

Đặc biệt, khi bé biết lẫy thì bé sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ, phong phú hơn về thế giới xung quanh nhờ cái quay đầu hay vặn mình. Từ đó trẻ không ngừng khám phá để biết thêm về thế giới đó.

Cách khắc phục để trẻ sớm biết lẫy

Nếu 3 tháng tuổi mà bé chưa có dấu hiệu lật người lần đầu tiên, bố mẹ đừng vội chủ quan. Có thể bạn vỗ tay để khuyến khích con học lẫy. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, bạn hãy động viên bé lặp lại động tác này bằng cách lắc lư một món đồ chơi ở một bên, khuyến khích, động viên khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá.

Nếu đến tuổi tập lẫy bạn thấy con chưa có biểu hiện gì có thể khuyến khích kỹ năng lẫy của bé. Bạn có thể nằm nghiêng người và kích thích bé bởi các đồ chơi để bé có hứng thú hướng đến.

Một số dấu hiệu bạn có thể để ý giúp đỡ cho bé, ví dụ như khi bé đang nằm sấp và tự ngẩng đầu lên, bạn có thể lấy đồ chơi để "dụ" bé ngẩng đầu lên, chơi với bé. Hoặc khi bé nằm ngửa giơ 2 chân lên, lắc chân, bạn có thể giúp bé chuyển dịch thân người.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link