6 lưu ý không thể bỏ qua khi chăm con khỏe lúc thời tiết giao mùa

06:31, Chủ nhật 06/11/2016

( PHUNUTODAY ) - Vào những ngày thời tiết chuyển mùa, thì đây cũng là lúc mà các bạn cần chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Vậy các bạn có biết khi thời tiết giao mùa thì các bạn có thể chăm sóc cho trẻ như thế nào là tốt nhất?

Chăm con khỏe khi thời tiết giao mùa

Khi mà thời tiết đang chuyển thì thu sang đông thì các bé thường mắc các bệnh liên quan đến hô hấp hay cảm cúm, vậy các bậc cha mẹ sẽ có những cách chăm sóc cho trẻ như thế nào là tốt nhất?

Chăm con khỏe khi thời tiết giao mùa

*) Đối với trẻ sơ sinh

1. Tăng sức đề kháng bằng biện pháp nuôi con bằng sữa mẹ

Các mẹ có biết sữa mẹ giúp bé ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp và tránh bệnh đường ruột. Vì thế, chị đặc biệt lưu ý đến chất lượng sữa mẹ mà bé bú hàng ngày.

Thêm vào đó, hệ miễn dịch là hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể của bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút có hại cho sức khỏe. Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất, kháng thể tốt như chất đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng mà bé cần để phát triển khỏe mạnh.

2. Đừng quên giữ ấm cho trẻ

Khi thời tiết chuyển lạnh, các mẹ cần chú ýcác vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu khi thời tiết giao mùa.

15.huong-dan-cham-soc-tre-khi-giao-mua-1-phunutoday.vn

 

 Mặc ấm cho bé bằng 2, 3 cái áo mỏng và thường xuyên kiểm tra lưng bé để có thể lau mồ hôi kịp thời, không để bé bị nhiễm lạnh do mồ hôi gây ra. Khi đi ra khỏi nhà, “trang bị” cho bé áo ấm, khăn quàng cổ, găng tay, tất chân, khẩu trang, mũ ấm.

3. Chú ý việc tắm cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh việc tắm táp rất quan trọng và cần tiến hành thường xuyên. Bởi ở độ tuổi này, nếu bé không được tắm rửa sạch sẽ, bé sẽ rất khó chịu, mệt mỏi và bức bối.

Khi tắm cho trẻ, các mẹ nên chọn lúc thời tiết ấm áp nhất trong ngày. Tắm cho bé sạch và nhanh, sau khi tắm xong đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng và thay nhanh quần áo cho bé.

Đối với trẻ lớn hơn:

1.Tập cho trẻ uống nước thường xuyên:

Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước.

Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập... của bạn.

2. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm:

Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.

3. Bổ sung những thực phẩm chứa kẽm :

Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”.

Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng....

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A :

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…

5. Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Để cho trẻ có hệ miễn dich tốt nhất, các bạn nên điều chỉnh đồng hồ sinh học cho khớp với môi trường bên ngoài giúp bạn khoẻ khoắn hơn trong mùa thu.

15.huong-dan-cham-soc-tre-khi-giao-mua-2-phunutoday.vn

 

Buổi sáng nên ra ngoài 5 phút để thực sự tỉnh táo và để cơ thể được tắm nắng ban mai khoảng nửa tiếng. Hai, ba tiếng trước khi đi ngủ, nên tránh ánh sáng mạnh bởi chúng có thể trì hoãn cơn buồn ngủ. Các mẹ nên gọi con dậy trước giờ đi học ít nhất một tiếng đồng hồ và những ngày con được nghỉ, không nên cho con ngủ trưa quá nhiều vì khi dậy, trẻ dễ có dấu hiệu mệt mỏi.

6. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Virus cảm lạnh và cảm cúm dễ lây lan nhất khi tiếp xúc trực tiếp với những vật trong nhà như điện thoại, điều khiển ti vi, điều khiển điều hòa hoặc khi hắt xì.

Rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link