Vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay vứt vào thùng rác vẫn là câu chuyện muôn thuở được nhiều người bàn luận. Có ý kiến cho rằng nên vứt giấy vệ sinh vào thùng rác sau khi sử dụng là cách an toàn giúp tránh tình trạng nghẹt bồn cầu, trong khi số khác lại cho rằng giấy vệ sinh được thiết kế để tan trong nước nên vứt vào đó để đảm bảo vệ sinh. Còn bạn thì sao?
Nên vứt giấy vào bồn cầu hay thùng rác?
Rõ ràng, ai cũng có lý do để tin rằng việc làm của mình là đúng đắn. Tuy nhiên, việc vứt giấy vệ sinh vào thùng rác hay xả trực tiếp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như thói quen sử dụng và cả trình độ phát triển công nghệ.
Ở các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp, Nhật,… bạn có thể thoải mái làm điều này, vứt giấy vào toilet và giật nước như chưa có chuyện gì xảy ra. Mặc dù vậy, tại nhiều nước Châu Á đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, hay Việt Nam,… việc làm này không được khuyến khích. Theo đó, nhiều nhà vệ sinh tại các trung tâm thương mại thường được bố trí một thùng rác nhỏ đặt cạnh bồn cầu kèm theo lời khuyên “Không vứt giấy vào bồn cầu!”. Vậy nên, nếu bạn thấy dòng chữ này, hãy tôn trọng những người đặt ra tấm biển quy định và làm theo hướng dẫn. Và đây là nguyên nhân.
Nguyên nhân nên vứt giấy vào thùng rác
Thứ nhất, đó là chất lượng giấy vệ sinh
Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định liệu bạn nên vứt chúng vào bồn cầu sau khi sử dụng hay không. Nếu giấy được cấu tạo từ loại sợi ngắn sẽ mềm và dễ phân hủy hơn, giấy càng hoà tan trong nước tốt thì ít có khả năng làm tắc bồn cầu, ngược lại, loại sợi dài sẽ dai và khó đứt; hay giấy có nhiều nilon sẽ dễ gây nên tắc nghẽn. Để đánh giá khả năng tan trong nước của giấy, bạn chỉ cần vứt một tờ giấy vệ sinh vào bát nước, dùng đũa khuấy đều xem giấy có hoà tan tốt hay không, nếu tốt bạn có thể yên tâm vứt chúng vào bồn sau khi đi vệ sinh.
Thứ hai, đó là độ hiện đại các trang thiết bị vệ sinh
Trong khi các loại bồn cầu ở những nước phát triển thì hiện đại không chê vào đâu được, thì tại Việt Nam vẫn còn có nhiều nhà vệ sinh sử dụng chiếc bồn cầu được lắp từ hàng chục năm về trước. Hệ thống hút xả trên những chiếc bồn cầu cũ không tốt, nghĩa là bạn chỉ thấy nước xả ra đủ để trôi xuống mà chẳng có gì để hút. Áp suất nước để hút và đẩy cũng là yếu tố đáng quan tâm của thiết bị vệ sinh. Trung bình, áp suất nước tại nhiều nước châu Á là khoảng 30PSI, trong khi tại Mỹ con số này đến 60PSI. Vì thế, nếu bạn thả quá nhiều khăn giấy xuống toilet cũ rích, sập sệ sẽ có ngày bạn phải gọi dịch vụ thông bồn cầu, hút bể phốt.
Từ những yếu tố trên, bạn hãy đưa ra quyết định vứt giấy vệ sinh trong bồn cầu hay bỏ thùng rác cho hợp lý với gia đình của mình. Nếu bạn tin rằng mình đã sử dụng đúng loại giấy, ngồi trong một nhà vệ sinh hiện đại thì cứ vô tư xả giấy trực tiếp vào bồn cầu đảm bảo vệ sinh mà không lo tắc nghẽn. Trong trường hợp bất khả kháng phải bỏ giấy vệ sinh trong thùng rác, bạn phải chọn loại thùng rác có nắp đậy để tránh mùi hôi, vi khuẩn bay ra không khí gây ô nhiễm môi trường sống của gia đình mình. Bên cạnh đó, cũng phải thay túi rác và lau chùi, vệ sinh thùng rác thường xuyên.
Không có khái niệm cứ xả vào bồn cầu là tốt hay vứt vào thùng rác là sai. Quan trọng là bạn cần xác định đúng nơi mình đang sống là thành thị hay nông thôn, nhà vệ sinh hiện đại hay đã cũ kỹ để làm điều đúng đắn nhất.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Thả tuýp kem đánh răng dùng dở vào bể bồn cầu: Giài quyết dứt điểm rắc rối lâu ngày, tiết kiệm tiền triệu
-
Thả thứ này vào toilet chỉ 3 phút bồn cầu sạch tinh, thơm tho chẳng mất công kỳ cọ
-
Đổ nước xà phòng vào bồn cầu nghĩ là tốt, ngờ đâu tốn bộn tiền gọi thợ đến thông tắc
-
Bồn cầu dùng lâu đóng cặn vàng, dùng thứ bột này vừa sạch bẩn vừa khử mùi hôi hiệu quả
-
Thả một que diêm đang bốc cháy vào bồn cầu: Công dụng tuyệt vời nhà nào cũng cần