Đưa con ra đường phố lúc ba hoặc bốn giờ sáng
Đây là lúc mà hầu như tất cả mọi người đều đã chìm vào giấc ngủ, thế nhưng vẫn còn đâu đó nhiều người phải thức dậy từ sớm để mưu sinh, kiếm sống.
Khi bước ra nhà ở khung giờ này chúng ta sẽ bắt gặp những bác tài xế đang mệt mỏi tranh thủ vận chuyện bê tông, cốt thép trên đường. Thấy những cô bán phở đang vội vàng chuẩn bị nước lèo để phục vụ khách hàng...
Khi đứa trẻ chứng kiến cảnh tượng này thì chúng sẽ nhận ra rằng khi chúng phàn nàn việc học hành thì luôn có những người còn mệt hơn con gấp mười, gấp trăm lần. Từ đó, chúng sẽ có động lực chăm chỉ hơn.
Đưa con đến ga tàu và sân bay
Khi đứa trẻ không muốn học, hãy đưa chúng đến ga tàu, sân bay để trải nghiệm. Ở ga tàu, trẻ có thể cảm nhận được sự mệt mỏi của cuộc sống. Đó là nơi đông đúc, con người nhiều hoàn cảnh khác nhau phải bươn chải.
Nhìn họ vội vã tay xách nách mang với túi lớn túi nhỏ với khuôn mặt chờ đợi. Nơi này nóng nực, nhiều khói, mùi mồ hôi thoang thoảng…
Ở sân bay, trẻ sẽ nhìn thấy một khung cảnh trái ngược: Những con người di chuyển trong sân bay đa phần có học thức, là người có tiền, ăn mặc lịch sự. Khung cảnh trong sân bay cũng ít khi có cảnh chen lấn, xô đẩy, mùi mồ hôi nhễ nhại.
Những người có điều kiện sẽ đi báy bay và ngược lại. Thực tế thì phương tiện đi lại không thể chứng minh hay đo lường sự thành công của một người. Nhưng có thể để trẻ cảm nhận và rút ra góc nhìn cho mình. Đứa trẻ sẽ muốn trở thành ai trong số họ, muốn hiện hữu ở ga tàu hay sân bay? Quyền quyết định là ở trẻ. Trẻ sẽ suy nghĩ và biết mình cần phải làm gì.
Đưa con đến những vùng núi nghèo khổ
Những đứa trẻ sinh ra ở vùng núi thường thiếu thốn về điều kiện vật chất: Không có đồ ăn ngon, không có quần áo đẹp, không có phương tiện đi học. Nhưng trẻ em ở miền núi nghèo sẽ không bao giờ phàn nàn, vì các em biết rằng học tập là cách duy nhất để thoát nghèo, thay đổi số phận của mình.
Thế nên khi có điều kiện hãy đưa con trẻ đến với những vùng quê nghèo khó để cho con tiếp xúc và làm bạn với những đứa trẻ vùng cao chăm chỉ. Hãy giải thích cho con hiểu rằng, dù nghèo nhưng các bạn vẫn chăm chỉ học tập và làm việc. Sau đó đem so sánh lại với điều kiện sống đủ đầy mà các con đang có.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Các cụ nói: 'Đàn bà ba mươi như sói, bốn mươi như hổ', ý nghĩa thực sự là gì
-
Cổ nhân nói rồi: 'Đàn bà cúi đầu, đàn ông lộ ngực cả đời phú quý giàu sang', vì sao lại như vậy?
-
Đàn bà có 3 chuyện nhớ ''khóa miệng'' kẻo thiên hạ chê cười, dù mẹ hay bạn thân cũng không tùy tiện nói ra
-
Cổ nhân nói "Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp": Trong 2 tháng này có gì phải sợ?
-
3 thứ đàn bà nghĩ ''đã quá cũ'' nhưng đàn ông lại mê tới điên đảo, ngày đêm nhớ mong