1. Đàn ông sợ tháng Tám
Thời xã hội phong kiến, nền kinh tế nông nghiệp với phương thức sản xuất thô sơ, thủ công, chủ yếu dựa vào sức người là chính. Lương thực được xem là một trong những vấn đề sống còn, rất quan trọng trong đời sống gia đình và được coi ngân khố quốc gia. Tháng Tám âm lịch là là mùa thu hoạch, thời điểm làng quê nhộn nhịp nhất Tất cả các loại cây trồng gần như đều được thu hoạch trong tháng 8 như ngô, cao lương, nên đây được coi là thời điểm bận rộn nhất của một năm lao động. Trong thời đại này, nam giới là lực lượng lao động chính trong mùa gặt. Trong thời đại mà không có máy móc, công nghệ tiên tiến, họ chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân để đảm đương nhiệm vụ thu hoạch nặng nề. Nếu không thu hoạch kịp, gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, bão, giông, lốc khiến mất mùa, gia đình sẽ đói cả năm.
Tuy nhiên, câu nói "Đàn ông sợ tháng Tám” không hẳn là sợ vất vả mệt nhọc, thể hiện sự lười biếng lao động của người đàn ông xưa. Sợ tháng Tám ở đây chính là sợ khoảng thời gian quan trọng của một năm diễn ra không được thuận lợi, suôn sẻ như mong muốn. Sợ ở đây có nghĩa mong chờ, ước muốn có một mùa màng bội thu.
Một số người giải thích câu nói “Đàn ông sợ tháng Tám” theo quan điểm của tướng số lại hoàn toàn khác. Họ giải thích rằng tháng 8 khi thời tiết tương đối nóng là tháng dương, nam là dương. Như người xưa vẫn nói, âm và dương hòa quyện vào nhau. Người đàn ông sinh vào tháng có tính âm thì tốt hơn.
Mọi người hiểu rằng sở dĩ có câu nói như vậy có liên quan đến sản xuất cổ xưa và thuyết âm dương cổ xưa của chúng ta.
2. Đàn bà lo tháng Chạp
Tháng Chạp hay chính là tháng 12 âm lịch, đây là tháng cuối cùng của một năm. Trong xã hội cổ đại, đàn ông sắm vai trụ cột gia đình, ra ngoài kiếm tiền và làm việc đồng áng; còn phụ nữ đảm trách việc nhà, lo cơm nước, giặt giũ và nuôi dạy con cái. Người ta nói, tháng 12 âm lịch là khoảng thời gian bận rộn nhất trong một năm đối với người phụ nữ.
Trong thời cổ đại, con người không có nguồn nước máy hay nước giếng khoan mà phải gánh nước từ sông hoặc giếng đào của làng về đựng vào chum, thùng của gia đình. Tháng 12 âm lịch thường là đỉnh lạnh trong năm, phụ nữ làm việc trong thời tiết này quả thực cực kì khó khăn. Họ phải nấu ăn và giặt quần áo, lấy nước về đến nhà nên tay, chân và mặt bị tê cóng. Khi tiếp xúc nhiều với nước lạnh ở thời tiết buốt giá trong điều kiện quần áo mặc không đủ ấm, cơm ăn không đủ no thì tay, chân cóng buốt không phải là chuyện hiếm.
Ngoài ra, tháng 12 âm lịch cũng là thời điểm Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền và là cái tết long trọng nhất trong một năm. Để đón năm mới, người phụ nữ thường phải tất bật thực hiện, lo toan nhiều việc như dọn dẹp nhà cửa, thắp hương, cúng lễ, đóng ấn, viết câu đối Tết, may vá quần áo, mua hàng Tết. Việc chuẩn bị Tết thường kéo dài suốt tháng mà gần như không có ngày nghỉ. Hầu hết mọi công việc trong gia đình đều do các bà nội trợ đảm nhận nên tháng này là tháng bận rộn nhất của phụ nữ, họ hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy “đàn bà lo tháng Chạp” thực chất là sự chia sẻ và là lời khen ngợi cho sự cần cù, đảm đang của người phụ nữ.