Nói những lời lẽ tiêu cực
Khi bạn làm việc gì đó thì đừng quá tiêu cực, cho rằng mọi chuyện quá tồi tệ. Dù làm những chuyện nhỏ hay những chuyện lớn thì cũng nên chú ý đến cảm xúc của bản thân và những người xung quanh mình. Khi có những bất đồng thì đừng chỉ biết phủ nhận ý kiến của người khác, cho rằng mình đúng.
Hãy biết quản lý tốt cái miệng của mình, đừng nói những lời chua ngoa, đừng nói những lời làm người khác tổn thương.
Lời nói châm biếm
Một người cứ hễ mở miệng ra là nói những lời châm biếm, chê bai người khác thì sẽ dễ bị ghét bỏ. Bởi mỗi lời bạn nói ra có thể sẽ làm người khác phải suy nghĩ, tổn thương.
Lúc bạn nói có thể bạn không nghĩ, nhưng chính lời nói sẽ hại bạn hại cả người. Phúc họa đều từ miệng mà ra. Hãy uốn lưỡi thật kỹ trước khi thốt ra. Nhiều người không kiểm soát được cái miệng của mình nên khiến thị phi rơi trúng mình. Lúc trẻ làm gì cũng thất bại, tới khi về già con cháu cũng không muốn báo hiếu.
Lời nói tràn ngập sự oán hận
Cuộc sống này cứ phải trải qua những khó khăn thì mới có thể nếm được hương vị của hạnh phúc. Nếu ai đó nói cuộc đời họ chỉ có màu hồng thì đó là lời nói dối nhằm che đậy mọi chuyện mà thôi. Những người lúc nào chỉ biết phàn nàn thì cuộc sống chắc chắn không thể có động lực được.
Trong cuộc sống này ai cũng có những lúc gặp chuyện không như ý hoặc có người khiến mình tổn thương. Nhưng thay vì quên đi mà cứ giữ trong lòng thì bạn sẽ hại cả người cả mình mà thôi.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Người càng có năng lực thì càng thích ''ẩn'' 3 điều này, càng im lặng thì càng phước dày
-
Các cụ dặn: ''Người ở cảnh giới cao sẽ có 3 tướng phú quý, tài lộc này''
-
Tổ tiên dạy con cháu: 3 điều không làm trong gia đình, càng cố tình phạm phải cả đời càng ấm ức
-
Muốn biết một người giả tạo hay chân thành, chỉ cần nhìn vào 1 điểm sau là thấy
-
Tổ tiên nhắc nhở " Con rể lên giường nhà tan cửa nát" liệu có thực sự đúng?