Nguy cơ nếu để trẻ quá "nhàn rỗi" trong thời gian nghỉ dịch
Từ 3 - 18 tuổi là giai đoạn trẻ cần được phát triển hoàn thiện về mặt nhận thức và nhân cách. Thời điểm này, trẻ cần được chú trọng giáo dục vận động thể chất kết hợp với tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện giúp hoàn thiện đạo đức và trí tuệ.
Thế nhưng, suốt hơn 2 tháng qua (kể từ sau Tết Nguyên Đán), hàng triệu học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông trên toàn quốc phải nghỉ học. Đây là điều thiết yếu để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, bố mẹ cần phải có những giải pháp vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ.
Theo TS Tâm lý - Giáo dục Vũ Xuân Hướng (thành phố Hồ Chí Minh), trẻ nhỏ dù ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu không được vận động thể chất, giao lưu xã hội, phải ở nhà trong điều kiện tù túng, thiếu những sinh hoạt bài bản như thường lệ là không tốt. Theo thời gian, trẻ sẽ bị mất cân bằng, dễ nảy sinh những hiện tượng tâm lý tiêu cực. Nặng hơn là mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, tự ti, hoặc các vấn đề về nhân cách như biểu hiện chống đối xã hội ASPD (viết tắt tiếng Anh của cụm từ Antisocial Social Personality Disorder).
Giải pháp nào là hiệu quả cho trẻ?
Phụ huynh cần quan tâm hơn đến những hoạt động của trẻ, khuyến khích trẻ vận động, tăng cường hoạt động thể chất. Với các bé gái, có thể khuyến khích con múa hát, vẽ tranh. Với các bé trai, có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi trong nhà, ngoài sân. Cha mẹ có thể tham gia vui đùa cùng con, như cùng đánh cầu, tập đi xe đạp, cùng con diễn kịch... Như vậy, vừa giúp trẻ nâng cao kỹ năng xã hội, vừa tránh xa được các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, bố mẹ nên hướng tới những hoạt động đa dạng để phát triển các mặt tâm trí của các con bằng các biện pháp vận động như: chạy nhảy, Yoga, các bài tập thể dục cá nhân, tập hít thở sâu,… Hoặc gia các hoạt động giao tiếp, việc nhà với các thành viên trong gia đình để trẻ có tâm lý thoải mái, hưng phấn, trở nên năng động.
Làm thế nào để giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà?
- Dán một danh sách số điện thoại quan trọng (của bố, mẹ...) ở nơi dễ thấy để trẻ kịp thời liên lạc khi cần thiết
- Cất kỹ, đặt ngoài tầm với của trẻ những vật sắc nhọn và vật dễ gây nguy hiểm như bật lửa,dao, máy sấy... Lưu ý, bịt kín các ổ điện.
- Dạy con các kỹ năng sơ cứu cơ bản đứt tay, bỏng, và đặt sẵn đèn pin ở nơi dễ thấy trong trường hợp mất điện.
- Che chắn hành lang, ban công, cầu thang,… thật cẩn thận.
Thường xuyên gọi điện về cho con, bật máy mọi lúc trong trường hợp con cần sự giúp đỡ.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Những việc mẹ bầu vô tình làm, nhưng lại chính là thủ phạm khiến thai nhi bị chàm da xấu xí
-
Thịt kho mắm ruốc sả ớt thơm ngon đậm đà, cả nhà đánh hết cả nồi cơm
-
Mùa đông chế biến món ăn với “nhân sâm trắng” vừa thơm ngon lại giàu dinh dưỡng ai cũng thích mê mệt
-
Gợi ý các màu nail giúp bạn gái đón Giáng Sinh rực rỡ
-
Bạn gái tin đồn của Quang Hải sắc vóc gợi cảm, gu thời trang tinh tế