Ngốc một chút chưa hẳn là tệ, là thiệt, mà có khi lại là phúc khí trời ban

( PHUNUTODAY ) - Đôi khi làm một người ngốc, bạn mới có thể nghe được những ý kiến và lời góp ý của người khác, mới hiểu được phải tôn trọng người khác, thu được những nhân duyên tốt.

Người ngốc nghếch, biết cũng được mà không biết cũng chẳng sao, không cần truy tìm đến cùng

Biểu hiện trí tuệ cảm xúc cao của những người “ngốc nghếch” là họ không đào sâu truy tìm bằng được nguyên nhân.

Trong cuộc sống, những người thích hỏi rõ đến cùng mọi chuyện thường tự cho bản thân mình là thông minh.

Người ngốc nghếch một chút, biết cũng được mà không biết cũng chẳng sao đó mới là hạnh phúc

Nhưng họ đâu biết rằng cho dù là công việc hay là cuộc sống đôi khi không cần tra hỏi đến cùng, biết là tốt rồi, gặp chuyện thì đại lượng một chút, khoan dung một chút, hồ đồ một chút.

Không thể hỏi thì là không hỏi, biết cũng được mà không biết cũng chẳng sao, không cần truy tìm đến cùng. Những người thích hỏi đến cùng hầu hết đều là những người hiếu kỳ, đôi khi làm phiền người khác. 

Thẩm Tùng Văn trong tiểu thuyết nổi tiếng Biên thành có viết: “Đừng bao giờ hỏi đến cùng quá khứ của người khác, đừng để những ký ức sống lại”.

Chuyện của người khác là chuyện của người khác, dù mối quan hệ có thân thiết đi nữa cũng không cần chuyện gì cũng phải biết.

Người ngốc nghếch và người thông mình khác nhau như thế nào?

Người thông minh không muốn ngày nào cũng phải cho đi, họ chú ý đến sự cân bằng để tìm kiếm lợi ích cá nhân. Bất luận là làm người hay làm việc họ đều luôn đặt lợi ích lên hàng đầu.

Nhưng người ngốc nghếch thì khác, họ rộng lượng, nhiệt tình, có thể ngày qua ngày kiên trì. Người ngốc nghếch có thể cho đi mà không cần nhận lại, họ tương tác với người khác bằng trái tim chân thành, hy vọng bạn có thể hồi đáp nhưng không cưỡng cầu.

Thế nào là “ngốc”? Ngốc không phải là ngu xuẩn, không phải năng lực không đủ, mà là một thái độ chân thành, một dạng tình cảm ngây thơ của những đứa trẻ.

Tác giả: Dương Ngọc