Những trường hợp sẽ bị khóa SIM sau ngày 31/3
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải cung cấp thông tin cá nhân chính xác (họ tên, CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp…) với nhà mạng.
Mới đây, trong văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông di động, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đề nghị các đơn vị này triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin thuê bao đúng quy định.
Theo đó, để thực hiện Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo đến hết ngày 31/3/2023, các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin đúng và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi đối soát, Cục Viễn thông đã đề nghị các nhà mạng rà soát, đối chiếu, triển khai xác thực thông tin của thuê bao đã có đầy đủ giấy tờ và đăng ký thông tin đúng quy định đối với các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Với các thông tin thuê bao nghi ngờ không đúng quy định, các nhà mạng cần gửi thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần yêu cầu cá nhân thực hiện lại giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Với các cá nhân, tổ chức không làm theo yêu cầu, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày tính từ ngày đầu tiên gửi thông báo. Nếu tiếp tục không thực hiện, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ hai chiều của thuê bao đó sau 15 ngày tiếp theo.
Sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều, nếu chủ thuê bao không thực hiện đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định thì nhà mạng sẽ thanh lý hợp đồng và chấm dứt dịch vụ viễn thông.
Việc cần làm để không bị khóa SIM sau ngày 31/3
Để không bị khóa SIM sau ngày 31/3, thông tin của SIM phải trùng khớp với thông tin của chủ sở hữu điện thoại trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Tùy vào từng nhà mạng, người dùng có thể chuẩn hóa thông tin theo các cách sau.
Cách 1: Thông qua ứng dụng của các nhà mạng
Hiện nay, các nhà mạng đều cung cấp các ứng dụng tiện ích cho người sử dụng. Thông qua các ứng dụng này, người dân có thể tiến hành cập nhật thông tin cá nhân của mình.
Bước 1: Tải ứng dụng của các nhà mạng, My Viettel (với mạng Viettel), My MobiFone (với mạng mobifone) hoặc My VNPT (với mạng Vinaphone) trên CHplay hoặc Appstore.
Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng số điện thoại cần được chuẩn hóa thông tin theo hướng dẫn của ứng dụng.
Bước 3: Sau khi đã có tài khoản, người dùng chọn mục "Khác" và chọn phần "Thông tin khách hàng". Sau đó, người dùng có thể bổ sung các thông tin cần thiết theo hướng dẫn của ứng dụng.
Cách 2: Cập nhật thông tin trực tiếp
Ngoài cách cập nhật thông tin online, người dùng có thể trực tiếp đến các điểm giao dịch của các nhà mạng. Khi đi, cần mang theo SIM gốc và CMND/CCCD để nhân viên tại điểm giao dịch thực hiện việc đăng ký/bổ sung, xác nhận lại thông tin thuê bao.
Làm thế nào để biết SIM đã được chuẩn hóa thông tin hay chưa?
Nghị định 49 quy định nếu số thuê bao có thông tin không trùng khớp thì nhà mạng sẽ phải gửi tin nhắn thông báo yêu cầu cá nhân cập nhật thông tin cho thuê bao di động. Nếu người dùng nhận được tin nhắn của nhà mạng thì nên nhanh chóng thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao như các cách đã hướng dẫn ở trên.
Ngoài ra, người dùng điện thoại có thể chủ động kiểm tra thông tin thuê bao bằng cách gửi tin nhắn đến số 1414 (miễn phí cước tin nhắn) theo cấu trúc: tttb và gửi 1414. Tổng đài sẽ gửi tin nhắn bao gồm họ tên, ngày sinh, số CCCD/CMND, nơi cấp, ngày cấp… Nếu thông tin trùng khớp với thông tin của chủ SIM thì không cần làm gì. Nếu thông tin không trùng khớp, SIM có thể bị khóa.
Lưu ý, người dân cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo liên quan đến việc cập nhật thông tin thuê bao di động. Hiện nay, có một số người đã nhận được điện thoại của kẻ xấu mạo danh là cơ quan chức năng, nhân viên nhà mạng để yêu cầu người dùng nâng cấp thẻ SIM hoặc khai báo thông tin cá nhân rồi lợi dụng dữ liệu đó để chiếm đoạt số thuê bao di động, tài khoản ngân hàng...
Với các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới các doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý.
Người dùng nên cảnh giác khi nhận được cuộc gọi từ số lạ. Có thể xác minh bằng cách gọi điện đến tổng đài của nhà mạng hoặc cẩn thận hơn thì trực tiếp đến điểm giao dịch.
Bộ Công an khuyến cáo người dân không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Để bảo mật thông tin, người dân không nên công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác, không làm theo yêu cầu của người lạ như tải đường dẫn về cài đặt, đăng nhập thông tin, tài khoản ngân hàng... để tránh bị tội phạm đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.
Tác giả: Thanh Huyền
-
2 đối tượng được tăng lương trước hạn, 1 đối tượng được lên lương 11,92 triệu, biết kẻo mất quyền lợi
-
Năm 2023 sang tên sổ đỏ cho con: Nên cho tặng hay thừa kế thì tốt nhất?
-
Loại cua leo cây thoăn thoắt, nhìn đáng sợ nhưng là đặc sản được bán với giá 6 triệu đồng/kg
-
3 điều quan trọng cần lưu ý cho những ai vẫn giữ CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip
-
Có 7 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ: Đó là những trường hợp nào?