Người đàn ông ngộ độc vì ăn canh mướp: Có câu 'bí ong châm, dưa chuột gió Tây' nên cẩn thận

( PHUNUTODAY ) - Khi ăn mướp, bầu, bí... thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy có vị đắng. Vị đắng đấy là do chất độc nguy hiêm, tốt nhất nên bỏ ngay, đừng cố ăn mà sinh bệnh.

Bác sĩ trưởng Tằng Thành Ân, thuộc Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Á Đại, Trung Quốc từng kể về một trường hợp của ông Vương - một nông dân 79 tuổi thường ăn mướp do mình trồng.

Vài ngày trước, ông Vương này đã ăn mướp có vị đắng. Vì không muốn lãng phí thức ăn, tiếc công mình trồng nên dù đắng ông vẫn cố ăn. Nào ngờ sau 3 ngày ăn mướp đắng ông Vương bị tiêu chảy 3 ngày liền, sụt cân, gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau khi kiểm tra bác sĩ chẩn đoán bị ngộ độc cucurbitacin từ mướp.

Bác sĩ Ân nói rằng, ông Vương bị ngộ độc nặng do phần nhựa đắng trong quả mướp. Các loại quả như mướp, bầu, bí thường chứa cucurbitacin. Cucurbitacin thường được loại bỏ tuy nhiên do thụ phấn chéo và một số yếu tố khác làm tăng mức độ cucurbitacin trong trái cây hoặc rau quả.

Trong trường hợp bình thường, ăn một chút cucurbitacin sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu chúng ta vô tình ăn quá nhiều thì phản ứng ngộ độc sẽ xảy ra.

Bác sĩ Thành Ân cũng cho biết trước cũng có trường hợp 2 người phụ nữ sống tại Pháp bị ngộ độc khi ăn bí ngô do ăn phải bí ngô có vị đắng. Sau đó, họ phải đi viện cấp cứu do triệu chứng rụng tóc, nôn mửa, tiêu chảy...

Trước đó, cũng từng có trường hợp giống như ông Vương kể trên. Đó là ông  Lưu (79 tuổi) ở Đài Trung, Đài Loan sau khi hái mướp từ ruộng về quyết định sẽ nấu thành một món ngon. Sau một lúc hì hụi nấu, ông thấy mướp có vị đắng nhưng vì tiếc của nên vẫn cố ăn hết.

Không ngờ sau đó, ông bị tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng 3 ngày liền, cả người gầy rộc đi. Thấy vậy, gia đình vội vã đưa đi cấp cứu và ông Lưu được chẩn đoán là ngộ độc thực phẩm. Sau khi dùng thuốc điều trị, các triệu chứng dần thuyên giảm và ông đã có thể xuất viện.

Cẩn thận với bí ong châm và dưa chuột gió Tây

Hẳn là có rất nhiều người từng biết tới quả bí bị ong châm, có vị hơi ngăm đắng, hay những quả dưa chuột có vị giống với mướp đắng.

Và hầu hết là mọi người sẽ nghĩ không sao cả, cắt bỏ những phần ấy đi là ăn được thôi; trồng bầu bí tránh sao được ong đốt, ong đốt chính tỏ bí lành không có thuốc; dưa chuột cũng có quả này quả kia, có vị đắng cũng là chuyện bình thường, đắng là vì mùa này gió Tây hanh khô quá nên dưa dễ bị đắng, bị xốp thôi…

Thế nhưng sự thật lại khác, những vị đắng mà chúng ta cảm nhận được là do trong phần nhựa của củ quả như bầu, bí đỏ, bí xanh, bí vàng, dưa chuột, dưa vàng... chứa nhựa đắng cucurbitacin.

Trong các loại bầu, bí, dưa chuột... thường chứa cucurbitacin là một loại hợp chất gây ra vị đắng được tìm thấy trong các thành viên của họ bầu bí, tên khoa học là Cucurbitaceae.

Trong quá trình chúng sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như bị giẫm đạp, chèn ép, nhiệt độ cao nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển có thể sản sinh ra một lượng độc tố.

Thường thì nếu ăn phải một chút cucurbitacin sẽ không gây hại quá mức cho cơ thể nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều vì một lý do nào đấy, (theo kiểu quan niệm "đắng dã tật", “đắng nhưng lành” (giống mướp đắng) hay vì tiếc tiền, tiếc rẻ thì sẽ xảy ra phản ứng ngộ độc như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá; tình trạng nặng sẽ gây suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương chức năng gan và thận... nguy hiểm đến sức khoẻ.

Một số cách để lựa chọn củ quả an toàn phòng ngộ độc

- Đối với các loại củ quả, không  nên chọn những củ, quả to khác biệt so với bình thường, nên chọn củ, quả có kích thước vừa phải thôi nha. Không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng. Chú ý chọn quả có núm cuống còn tươi, khi cắt ra hoặc khi gọt vỏ không có sự biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả...

- Tất cả các loại rau củ nên được sơ chế cẩn thận, rửa kỹ dưới vòi nước, đối với dưa chuột nên ngâm nước muối sau khi rửa sạch, các loại bầu bí nên rửa sơ vỏ trước khi gọt để loại trừ dư lượng thuốc sâu và chất bẩn ngoài vỏ.

- Khi chọn mua bầu, bí nếu mọi người chỉ nhìn cảm quan bên ngoài thì không thể đánh giá được quả đó có bị đắng hay không đâu. Mà cách tốt nhất là có thể nhấm một chút xíu, nếu thấy có vị đắng thì đừng tiếc của mà hãy bỏ luôn đi nha.

- Lúc chế biến bầu, bí, khi sôi, nên mở vung để loại bỏ chất độc trong quá trình bay hơi và cũng là để giữ màu sắc của món ăn.

Trong thời gian djch bệnh như này thì việc phòng tránh ngộ độc từ thực phẩm ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết nha mọi người, vậy nên chúng ta hãy lưu ý hết mức có thể, cũng là để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Những cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mọi người cần lưu ý

- Không may ngộc độc thì biểu hiện sẽ là: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở... tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. Mọi người nên để ý kỹ dấu hiệu để kịp thời xử lý tình huống nha.

- Trường hợp xác định là ngộ độc thì lập tức gây nôn cho người bị ngộ độc. Nếu họ còn tỉnh táo thì dùng ngón tay kích thích nôn. Tuyệt đối không nghe ai đó mách bảo cách: Cho uống mùn thớt hay lá cây gì gì đó, vì sẽ gây nguy hiểm hơn.

- Với người ngộ độc nhẹ, cho uống nhiều nước như: nước lọc, nước oresol hoặc nước gạo rang để bù nước và để họ nghỉ ngơi.

- Với người bệnh bị ngộ độc nặng đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở mà điều nên làm lúc này là gọi cấp cứu hoặc đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Tác giả: Thạch Thảo