Vụ việc này hiện đang thu hút sự chú ý của dư luận tại Mỹ. Theo đó, người phụ nữ có tên Terry McKirchy, 59 tuổi đang đối mặt với nguy cơ tù tội sau khi đứa trẻ mà bà đã nhận trông giữ từ 35 năm trước vừa qua đời cách đây không lâu.
Cụ thể theo Fox News đưa tin, năm 2019, anh Benjamin Dowling đã ra đi mãi mãi ở tuổi 35. Các giám định viên y tế tại Florida cho biết nguyên nhân là bởi anh này không thể chống chọi thêm do nhiều năm phải trải qua đau đớn về thể chất.
Và nguồn cơn của mọi chuyện hoá ra đến từ sự cố xảy ra khi anh mới 5 tháng tuổi. Theo đó, khi còn là người trông giữ Benjamin Dowling, bà Terry đã lay, rung lắc cậu bé này quá mạnh khiến em bị tổn thương não vĩnh viễn. Nạn nhân từ sau đó phải sống với cuộc đời của một người tật nguyền cho đến tận lúc trút hơi thở cuối cùng.
Bà Terry nói với bố mẹ của anh Benjamin Dowling rằng con họ không may bị ngã từ trên ghế xuống. Sau đó anh này lập tức được đưa tới bệnh viện và được chẩn đoán mắc hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, khiến cơ thể không giữ thăng bằng được và phải nhờ đến một ống truyền để đưa dưỡng chất vào trong cơ thể.
Vào đêm anh Benjamin bị thương, bà Rae - mẹ của anh nói rằng thấy bàn tay của con trai nắm chặt, da chuyển xanh lè. Bà kể, đứa con trai 5 tháng tuổi của mình gần như trở thành "đứa trẻ hoàn toàn vô hồn" sau "một cú ngã". Thời điểm đó, với hậu quả gây ra, bà Terry giúp việc sau đó phải tham gia cải tạo mỗi cuối tuần.
Năm 2019, anh Benjamin Dowling đã ra đi mãi mãi ở tuổi 35. Các giám định viên y tế tại Florida cho biết nguyên nhân là bởi anh này không thể chống chọi thêm do nhiều năm phải trải qua đau đớn về thể chất.
Vụ việc tuy còn nhiều khúc mắc nhưng hiện tại thì người trông giữ trẻ này đang bị truy tố, đối mặt với nguy cơ tù tội.
Các công tố viên cho biết trong một tuyên bố: "Khoảng thời gian giữa vết thương và sự ra đi của nạn nhân đã được các chuyên gia pháp y tiến hành khám nghiệm xem xét và phán quyết rằng việc anh Benjamin Dowling ra đi trực tiếp đến từ vết thương năm 1984".
David Weinstein, một luật sư bào chữa ở Miami và là cựu công tố viên không liên quan đến vụ án, cũng cho biết: “Rất khó để biết điều gì đã xảy ra trong thỏa thuận nhận tội năm 1985. Có lẽ không có nhân chứng hoặc bằng chứng y tế có sẵn không đủ mạnh. Hoặc có thể năm đó công tố viên cảm thấy việc mang thai của bà Terry sẽ gây khó khăn khi kết tội. Vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp".
Các công tố viên cho biết trong một tuyên bố: "Khoảng thời gian giữa vết thương và cái chết của nạn nhân đã được các chuyên gia pháp y tiến hành khám nghiệm xem xét và phán quyết rằng cái chết trực tiếp đến từ vết thương năm 1984. Vụ án này đã được trình bày trước bồi thẩm đoàn, họ xác định rằng đây là một vụ giết người."
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm
Hội chứng rung lắc ở trẻ em là một dạng bạo hành nghiêm trọng trên trẻ em. Nó thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hoặc thất vọng, thường bởi trẻ không ngừng khóc.
Việc rung lắc, dù có hoặc không có sự giảm tốc đột ngột của đầu do va vào bề mặt cứng, có thể gây ra những hậu quả sau:
- Tụ máu dưới màng cứng: Là sự tích tụ máu giữa bề mặt não và màng cứng (lớp màng xơ bao quanh bề mặt não). Nó xảy ra khi những tĩnh mạch cầu nối giữa não và màng cứng bị kéo căng vượt quá khả năng đàn hồi, vỡ ra và chảy máu.
- Tụ máu dưới nhện: Là sự tích tụ máu giữa màng nhện (lớp màng giống như màng lưới bao quanh bề mặt não chứa đầy dịch não tủy) và não.
- Chấn thương trực tiếp trên bề mặt não khi não đập vào mặt trong của bản sọ.
- Sự xé rách hoặc đứt gãy các nhánh tế bào thần kinh (sợi trục) ở vỏ và các cấu trúc sâu của não gây bởi sự va đập thô bạo đối với não.
- Những tổn thương không hồi phục khác ở não do sự thiếu hụt oxy nếu trẻ ngừng thở trong khi bị lắc.
- Những tổn thương cho tế bào não khi những sợi thần kinh bị tổn thương giải phóng chất hóa học gắn kết với oxy lấy đi từ não.
Những tổn thương khác bao gồm:
- Xuất huyết võng mạc ở nhiều mức độ từ vài điểm xuất huyết rải rác cho đến xuất huyết lan tỏa nhiều lớp của võng mạc.
- Vỡ xương sọ: Hậu quả từ sự va chạm đầu trẻ với những bề mặt cứng hoặc mềm.
- Gãy xương: Bao gồm xương sườn, xương đòn và tứ chi, bầm tím mặt, đầu và toàn cơ thể.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Hàn Quốc có 2 ca nhiễm biến thể Delta plus đầu tiên: Virus "lẩn trốn được vắc-xin", có khả năng lây nhiễm cao
-
3 thực phẩm màu trắng chớ nên ăn nhiều kẻo gây bệnh
-
11 loại cây vừa là rau vừa là thuốc chữa bệnh, trồng trong nhà còn tốt như "trữ vàng"
-
F0 chỉ cần mắc 1 trong 19 bệnh lý nền sẽ được xếp vào nhóm "nguy cơ rất cao"
-
Ăn chay trường để phòng bệnh, người đàn ông vẫn bị nhồi máu não: Nguyên nhân do 1 món ăn nhiều nhà có