Hải sâm
Trong thành phần dinh dưỡng của hải sâm rất giàu protein, chất béo, đường, muối vô cơ và các loại vitamin khác.. Ngoài ra, hải sâm còn chứa các sợi collagen, I-ốt, polysaccharides, chondroitin sulfate,... tất cả loại khoáng chất này đều rất tốt với sức khỏe con người. Thêm vào đó, nó còn có tác dụng bổ thận, giữ ẩm, dưỡng huyết và có lợi cho dạ dày. Khi bạn ăn hải sâm thường xuyên còn có công hiệu bổ dương, hạ hỏa, bổ thận tráng dương, tốt cho trí óc…
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ giá khá bình dân bởi đây là loại cá rất phổ biến ở nước ta. Trong y học cổ truyền thì cá trắm cỏ có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để thêm vào chế độ ăn mùa thu, rất tốt cho sức khỏe.
Cá trắm cỏ có thể chế biến thành nhiều ăn khác nhau tốt cho sức khỏe của bạn. Trong Đông y bạn có thể kết hợp cá trắm để nấu chung với đậu phụ ăn có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng, đặc biệt có tác dụng tăng trưởng cơ tim và xương trẻ em, người bệnh mạch vành, lipid máu cao, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh...
Cá chép
Trong Đông y thì cá chép có chức năng bổ tỳ vị, khai vị, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm ho và giảm hen suyễn, an thai và loại bỏ độc tố... Đặc biệt, cá chép có hàm lượng đạm của cá chép không chỉ cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A vitamin D, và Vitamin E....
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ trung bình cứ 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin. Đồng thời, phần chất béo của cá chép hầu hết là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.