Hàn Quốc có 2 ca nhiễm biến thể Delta plus đầu tiên: Virus "lẩn trốn được vắc-xin", có khả năng lây nhiễm cao

( PHUNUTODAY ) - Hàn Quốc đã phát hiện 2 ca mắc biến thể Delta Plus của virus SARS-CoV-2 đầu tiên hôm 3/8. Điều đáng lo ngại là có khả năng vắc-xin Covid-19 sẽ không thể chống lại đột biến này một cách hiệu quả.

Hàn Quốc có 2 ca nhiễm biến thể Delta plus đầu tiên

Ca mắc biến thể Delta Plus thứ nhất là một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Kết quả xét nghiệm ở những người từng tiếp xúc với người đàn ông này cho thấy một thành viên của gia đình ông bị dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ca mắc biến thể Delta Plus thứ hai là một du khách nước ngoài.

Theo Reuters, biến thể Delta Plus là "hậu duệ" của biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ. Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N, giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường. K417N cũng được tìm thấy trong biến thể Beta lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi.

1-1627973383640942768078

Biến thể Beta với đột biến K417N từng thoát khỏi các kháng thể do vắc-xin Covid-19 tạo ra. Nói cách khác, có khả năng vắc-xin Covid-19 sẽ không thể chống lại đột biến này một cách hiệu quả. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết biến thể Delta Plus cũng giống như vậy, gây lo ngại làm ảnh hưởng tới các liệu pháp kháng thể được sử dụng để điều trị Covid-19.

Trước đó, biến thể Delta làm giảm hiệu quả của vắc-xin Covid-19 nếu chỉ tiêm một liều vắc-xin duy nhất (trên 2 liều đầy đủ). Tuy nhiên, nếu tiêm liều thứ hai sẽ sản xuất đủ kháng thể chống lại các triệu chứng nặng.

Các nhà nghiên cứu của Anh nói rằng vắc-xin Pfizer (Mỹ) đạt hiệu quả 33% đối với biến thể Delta sau một mũi tiêm và đạt 88% sau cả hai mũi. Còn vắc-xin AstraZeneca (Anh) đạt hiệu quả 33% sau liều đầu tiên và tăng lên 60% sau liều thứ hai.

Các báo cáo về ca mắc biến thể Delta Plus cho đến nay rất ít, bao gồm ở một số quốc gia như Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ. 

Delta Plus khác với biến thể Delta ra sao?

2306delta

Theo một số nhà khoa học, biến thể Delta Plus thậm chí còn lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta nhưng vẫn chưa có kết luận nghiên cứu chính thức.

Theo nghiên cứu, tất cả các biến thể đều mang các cụm đột biến. Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N, giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường. Đột biến này ảnh hưởng đến protein gai - một phần của virus gắn vào các tế bào mà nó lây nhiễm.

Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London (UCL), cho biết đột biến K417N không phải là hoàn toàn mới - nó đã "phát sinh độc lập trong một số dòng virus". Theo ông Balloux, đột biến này đã được phát hiện ở một chủng virus được tìm thấy ở Qatar vào tháng 3/2020, và cũng được tìm thấy trong biến thể Beta, được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào mùa thu năm ngoái.

Ông Balloux nói: “Đột biến có thể góp phần giúp virus né được hệ miễn dịch, mặc dù tác động của nó đối với khả năng lây truyền là chưa rõ ràng. Tất cả các loại virus đều biến đổi liên tục. Một số thay đổi đó làm cho virus lây nhiễm vào tế bào tốt hơn hoặc nhân lên tốt hơn, trong khi những thay đổi khác lại có ít tác dụng hoặc thậm chí có hại cho virus”.

Cho đến nay, đã có khoảng 160 chủng virus SARS-CoV-2 được giải mã trên toàn cầu, ông Balloux cho biết.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, nói thêm rằng nhóm của ông đang "xem xét những đột biến cụ thể này, ảnh hưởng về sự lây truyền, mức độ nghiêm trọng và xem những đột biến này có ý nghĩa gì đối với các biện pháp đối phó y tế”.

Trong khi đó, biến thể Delta thông thường, còn được gọi là chủng B.1.617.2, tiếp tục lây lan nhanh chóng. Nó đã được ghi nhận ở hàng chục quốc gia và có khả năng lây truyền cao hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha lần đầu tiên được xác định ở Anh.

Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: “Tôi biết rằng trên toàn cầu hiện đang có rất nhiều mối quan tâm về biến thể Delta và WHO cũng lo ngại về nó”. "Delta là biến thể dễ lây nhiễm nhất trong số các biến thể được xác định cho đến nay."

Delta Plus có khả năng lây nhiễm cao hơn, gây chết người hay kháng thuốc?

Theo Cơ quan giải trình tự bộ gien Covid-19 của chính phủ Ấn Độ, biến thể Delta Plus có một số đặc điểm đáng lo ngại như tăng khả năng lây nhiễm, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và khả năng làm giảm phản ứng kháng thể.

Vẫn chưa rõ đột biến có thể có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine- nhưng Julian Tang, Giáo sư khoa học hô hấp tại Đại học Leicester, cảnh báo rằng nó có thể mang lại cho biến thể Delta Plus "những đặc tính kháng vaccine đáng kể".

Hầu hết các loại vaccine Covid-19 được thiết kế để huấn luyện cơ thể nhận ra protein gai hoặc các bộ phận của nó - nơi tạo ra đột biến bổ sung của Delta Plus.

Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận điều gì và các chuyên gia đã bày tỏ sự thận trọng.

Hiện tại, các chuyên gia chủ yếu cảnh báo công chúng và các chính phủ nên thận trọng nhưng bình tĩnh.

Ngoài biến thể Beta, không có chủng nào khác mang đột biến K417N "đặc biệt thành công cho đến nay", ông Balloux nói.

Chuyên gia Van Kerkhove từ WHO cũng cho biết tổ chức này đang theo dõi Delta Plus để xác định khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của nó.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link