Người hướng nội thường có 6 dấu hiệu đặc trưng, bạn có bao nhiêu điểm?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng hướng nội là ít nói, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, đấy chưa chắc là đã đặc điểm của một người hướng nội.

Về mặt định nghĩa, hướng nội có thể được hiểu là một từ dùng để chỉ người có xu hướng tập vào suy nghĩ, cảm xúc bên trong hơn là hướng ra bên ngoài. Người hướng nội thường có xu hướng trầm lặng nhưng không phải những người ngại giao tiếp.

Cảm thấy bị tiêu hao năng lượng khi ở gần một nhóm có quá nhiều người

Người hướng nội có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi phải dành quá nhiều thời gian cho những mối quan hệ xã hội với quá nhiều người. Họ cần được lui về phía sau để được yên tĩnh và quan tâm đến chính bản thân mình.

Điều này không đồng nghĩa với việc người hướng nội muốn tránh các mối tương tác xã hội. Họ sẽ thích trò chuyện với những người mà mình cho là thân thiết thay vì cố gắng bắt chuyện, làm quen với người lạ.

Người hướng ngoại có thể cảm thấy vui vẻ khi tham gia các bữa tiệc, có dịp trò chuyện, kết giao bạn mới. Trong khi đó, người hướng nội lại cảm thấy ngược lại. Khi ở bên những người thân thiết, người hướng nội có thể không ít nói.

Người hướng nội thường trầm lặng và có xu hướng không muốn dành nhiều thời gian với quá nhiều người.

Có một nhóm nhỏ bạn thân

Nhiều người cho rằng người hướng nội thích tự cô lập bản thân, sống trong cô độc, không thích những người xung quanh nhưng điều đó không phải. Họ không thích giao lưu nhiều nhưng vẫn có thể kết bạn với những người khác. Đặc biệt, người hướng nội thường có một nhóm nhỏ những người bạn rất thân.

Vòng quan hệ xã hội của họ không rộng lớn nhưng bù lại sẽ bao gồm những người thật sự thân thiết, có sự gắn bó chặt chẽ.

Thích tận hưởng sự cô đơn

Người hướng nội có thể làm rất nhiều việc một mình. Với họ, đó có thể là sự tận hưởng. Việc đi xem phim, đi dạo, đi chơi... một mình mang lại sự thoải mái cho người hướng nội. Họ không thấy bản thân bị cô độc mà đó có thể coi là một niềm vui, một loại hạnh phúc.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người hướng nội cũng thích ở một mình. Nhiều người hướng nội vẫn thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Người hướng nội không sợ cô đơn và sẵn sàng "chill" một mình.

Tạo cảm giác khó làm quen cho người xung quanh

Người hướng nội thường bị gắn mác nhút nhát. Người nhút nhát chắc chắn hướng nội nhưng chiều người lại không hề đúng. Người hướng nội không nhất thiết phải là người nhút nhát. Họ chỉ có phần trầm lặng hơn và có sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, không thích những cuộc tán gẫu không cần thiết.

Học bằng cách quan sát

Người hướng nội thường tự học hỏi bằng cách quan sát thực tế, thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm. Họ có khả năng quan sát tỉ mỉ, tìm hiểu kỹ các vấn đề mới.

Bị thu hút bởi nhưng công việc có sự độc lập

Người hướng nội thường không thích những công việc cần phải giao tiếp nhiều, làm việc theo nhóm (mặc dù họ vẫn có thể làm tốt những điều này). Tuy nhiên, họ sẽ bị thu hút bởi những công việc độc lập, có thể tự mình thực hiện. Làm việc độc lập một mình giúp những người này có cảm giác thoải mái. Điều đó sẽ giúp họ đạt được hiệu suất cao hơn trong công việc.

Tác giả: Thanh Huyền