1. Tại sao người Nhật thích ngủ dưới đất?
Là quốc gia phát triển duy nhất ở châu Á nhưng cũng có những nét văn hóa rất độc đáo, đôi khi khiến du khách khó hiểu, nhưng chính vì những nét độc đáo này mà nơi đây lại thu hút du khách du lịch đến tìm hiểu phong cảnh, đồng thời cũng khó hiểu văn hóa địa phương, tại sao người Nhật lại thích ngủ trên sàn thay vì giường? Có ba lý do cho việc này.
Tận dụng không gian
Ở các thành phố của Nhật Bản, giá đất thường rất cao mà mật độ dân cư khá đông nên các ngôi nhà thường được thiết kế khá nhỏ. Vì vậy, người Nhật phải tận dụng không gian một cách triệt để, chẳng hạn biến phòng khách thành phòng ngủ chỉ bằng chiếc nệm bông trải xuống sàn nhà một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, giường ngủ không cần thiết vì nếu kê giường ngủ vào trong không gian nhà nhỏ thì sẽ chiếm khá nhiều diện tích.
Đảm bảo cho trẻ nhỏ
Khi nằm trên những chiếc đệm trải nhanh xuống sàn, trẻ nhỏ sẽ không lăn khỏi giường, ngã hoặc và vào thành giường. Việc nằm trên sàn sẽ vô cùng an toàn với các bé và phụ huynh không cần phải lo lắng nhiều.
Dễ nhận biết động đất
Theo JRAILPASS, mỗi năm, Nhật Bản trải qua khoảng 1.500 trận động đất. Vì nằm ở vị trí giao nhau giữa hai mảng kiến tạo chính nên Nhật Bản thường xuyên xảy ra những trận động đất lớn nhỏ. Bởi vậy, việc nằm ngủ trên sàn giúp người Nhật Bản dễ cảm nhận được biến động dưới nền đất và từ đó có thể tìm chỗ trú ẩn ngay lập tức. Hơn nữa, việc thoát thân sẽ nhanh hơn nếu trong nhà không có nhiều đồ đạc.
Tiết kiệm
Một lí do nữa mà người Nhật Bản không nằm ngủ trên giường vì sự tiết kiệm tài chính, tức là thay vì một chiếc giường, chỉ cần đầu tư chiếu vào mùa hè và chăn, đệm vào mùa đông. Chưa kể mua giường, còn phải tốn thêm tiền sửa chữa, thiết kế giường...
Tốt cho sức khỏe
Ngủ trên một bề mặt phẳng, cứng có thể làm giảm bớt cơn đau lưng đeo bám trong nhiều năm trong khi đó ngủ trên một chiếc giường mềm tuy mang lại cảm giác thoải mái nhưng qua thời gian, chiếc đệm đó có thể bị lún, dẫn tới cột sống bị cong và gây đau lưng. Như vậy, việc ngủ trên sàn giữ cho cột sống được thẳng, đồng thời ngăn cơ thể bị ép vào một vị trí không tự nhiên.
Nếu bạn ngủ đúng tư thế và cột sống được hỗ trợ khi ngủ trên sàn, bạn sẽ giữ được lưng thẳng suốt cả ngày. Còn nếu cột sống phải cong theo bề mặt nằm, chắc chắn việc ngủ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bạn và làm thay đổi hình dáng cột sống. Lưu ý, việc này có thể dẫn đến dáng đi bị gù hoặc còng lưng.
2. Giường chiếu tatami có ưu điểm gì?
Chiếu Tatami được làm ra từ thời cổ đại. Tên gọi Tatami có nguồn gốc từ động từ “tatamu", có nghĩa là “gấp”, “xếp", chỉ chung những vật dụng mỏng dùng để lót, trải ra trên mặt phẳng, có thể xếp lại được.
Lõi của chiếu Tatami được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau thành nệm. Ngày nay, có khi người ta dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm để tăng độ bền và độ cách nhiệt. Lớp ngoài nệm là chiếu cói bao bọc. Viền chiếu được bọc bằng vải dệt nổi vân hoặc vải trơn thường mang màu xanh lá cây.
Các tấm nệm sợi ép của chiếu tatami có khả năng đàn hồi và cách nhiệt tốt, thích hợp đi chân không, ngồi hay nằm trên đó. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là dễ tạo ra chỗ sinh sống cho các loài bọ, gián, chúng không chỉ làm người dùng khó chịu mà còn khiến các chất liệu làm chiếu bị phá hỏng. Ngoài ra, lớp chiếu cói bọc ngoài cũng nhanh bị hư hỏng do các tác động bên ngoài, cũng như nhanh bạc màu. Do đó, thường từ 3 đến 5 năm, lớp chiếu cói bên ngoài sẽ được thay mới.
Phòng được lát sàn bằng chiếu Tatami được gọi là phòng tatami. Phòng tatami có mặt sàn được tạo ra bằng cách xếp chặt các tấm chiếu hình chữ nhật có kích cỡ thống nhất lại với nhau. Mỗi tấm nệm (waratoko) này có kích cỡ chuẩn truyền thống là 910mm × 1820mm, dày 55mm.
Thói quen sử dụng chiếu thay thế giường, ghế... trong sinh hoạt đã đồng hành cùng hàng trăm thế hệ người Nhật. Chiếu tốt cho sức khỏe của người trung niên và người già, bản thân Nhật lại là một đất nước có dân số già cao áp đảo do vậy người Nhật rất yêu thích việc dùng chiếu trong nhà. Việc nằm chiếu trên một mặt phẳng sẽ tốt hơn cho xương. Bên cạnh đó, việc ngủ ở sàn còn giúp giảm nguy cơ bị ngã với người già khi đang nằm trên giường và muốn di chuyển xuống đất.
Đảo quốc Nhật Bản cũng nằm trong khu vực thường xuyên xảy ra động đất nhất châu Á. Từ đó, người Nhật hình thành tư duy ngủ trên chiếu hoặc phản thấp có thể nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện của những trận động đất. Đây cũng là cách bảo vệ bản thân và mọi người trong gia đình an toàn và dễ nhất.
Tác giả: Mộc
-
Loại quả xù xì, người Nhật coi là ‘thần dược’ trường thọ, người Việt ra chợ là mua được
-
Loại củ Việt Nam bán 25 nghìn/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, quý ngang với nhân sâm
-
Ăn dưa hấu đừng vứt cùi đi, người Nhật còn phải mua về dùng, làm cách này rất hiệu quả giữ dáng
-
Rán trứng đừng chỉ cho hành lá: Thêm loại rau này ngon miệng lại giúp ngừa K, bổ dưỡng gấp đôi
-
Cây rau mọc hoang người Việt nhổ bỏ, người Nhật ăn để ngừa ung thư, chữa xương khớp