Người ta thường ví những người phụ nữ đanh đá như ‘sư tử Hà Đông’, vì sao lại như vậy?

( PHUNUTODAY ) - Ắt hẳn bạn thường nghe được cụm từ "đanh đá như sư tử Hà Đông" để chỉ những người phụ nữ dữ dằn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của cụm từ này.

Nhiều người đã quen với hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, nhẹ nhàng, nhân hậu và khéo léo. Ở bên người phụ nữ dịu dàng, người đàn ông sẽ cảm nhận được sự quan tâm, gần gũi. Với người chồng nào cũng vậy, ngôi nhà của họ luôn có bóng dáng của người vợ hiền, chờ họ về nhà mỗi chiều tan ca.

Người đàn ông làm chủ gia đình, họ ra ngoài kiếm tiền và trở thành trụ cột của gia đình. Mỗi người đều thực hiện đúng vị trí của bản thân. Đàn ông là dương, là cương, phụ nữ là âm, là nhu.

Khẩu ngữ "Sư tử Hà Đông" ám chỉ người phụ nữ có tính đanh đá, không chịu nhường nhịn ai

Trái với bản tính nhân hậu, dịu dàng chính là sự cáu kỉnh, khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi cơn tam bành. Không giữ được cảm xúc thì chắc chắn sẽ mất đi lý trí. Khi lý trí không được kiểm soát bởi những quy phạm đạo đức, nó dễ xui khiến người ta làm việc xấu.

Nếu một người phụ nữ la hét như “sư tử Hà Đông”, mắt mũi trợn trừng, mặt đỏ tía tai thì đâu còn phong vận tao nhã, mất đi vẻ dịu dàng, thiện lương vốn có của người phụ nữ. Ngược lại, nam giới mà bị nữ giới trấn áp, thì khác gì chú dê con, đâu đáng mặt nam nhi chân chính.

Bởi thế nên câu ''Sư tử Hà Đông'' là câu khẩu ngữ, ám chỉ những người đàn bà có tính đanh đá, không chịu nhường nhịn ai. Khi đã nổi cơn tam bành thì họ sẽ làm chồng khiếp vía.

Người xưa răn dạy, ước thúc bởi quy phạm “Tứ đức” nên hành xử không tuỳ tiện. Tuy nhiên, nếu phụ nữ nào ứng xử đi ngược với quy phạm đạo đức đều nhận những lời giáo huấn. Đồng thời, họ cũng làm mất đi sự tôn trọng của người chồng dành cho mình. Câu thành ngữ “sư tử Hà Đông” là ám chỉ lời răn dạy trong đó.

Hàm nghĩa của câu ''Sư tử Hà Đông'' là gì?

Hà Đông là một địa danh thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc (không phải Hà Đông của Việt Nam). Sư tử là loài thú dữ, có lông màu vàng hung, sống trong tự nhiên. Tại Việt Nam, khi nghe cụm từ “Sử tử Hà Đông”, nhiều người nghĩ tới mảnh đất Hà Đông xưa. Nhưng không phải vậy, nó không liên quan đến bất kì địa danh nào của Việt Nam.

 “Sư Tử Hà Đông” bắt nguồn từ câu thơ có một vị danh sỹ tên là Tô Đông Pha. Tô Đông Pha (1037-1101) tên Tô Thức, tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên người đời gọi là Tô Đông Pha. Ông là nhân vật lịch sử được hâm mộ nhất ở Trung Quốc. Bởi tài năng xuất chúng của ông trên các lĩnh vực: văn học, thư pháp, hội họa, âm nhạc, ẩm thực, giáo dục, y học, trị thủy…

Thế nên, nguồn gốc xuất xứ của câu nói “Sư tử Hà Đông” chính là nói về cái tính đanh đá, ghen tuông của người đàn bà họ Liễu. Còn “sư tử hống” là cách chơi chữ mạch lạc, biểu thị cho sự uy nghiêm.

Ý nghĩa của từ “Sư Tử hống”

“Sư tử hống” vốn là từ trong Phật giáo. Khi Bồ Tát, Phật Đà giảng Pháp có uy lực thần kì, trấn áp hết thảy tà thuyết ngoại đạo. Giống như khi sư tử hống mạnh mẽ, uy nghiêm khiến muông thú phải khuất phục. Bởi vậy, muốn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn, mối quan hệ vợ chồng hài hòa, thì phụ nữ nên nhớ, đừng giống như “Sư tử Hà Đông” kia là được.

Tác giả: Quỳnh Trang