Người xưa khi trồng cây cảnh không chỉ là để có cây xanh trong nhà mà còn gửi gắm vào đó rất nhiều triết lý nhân sinh. Đặc biệt người xưa thường thích thế cây cảnh tam đa hoặc ngũ phúc để thể hiện cho triết lý Phúc - Lộc -Thọ hoặc tam bảo, tam sinh, hay Phúc - Lộc- Thọ- Khang- Ninh hoặc ngũ hành.
Đặc biệt khi chơi cây cảnh người xưa hay uốn cây thành thế tam đa hoặc trồng bộ 3 cây tạo nghệ thuật tam đa. Trong bộ tam đa 3 cây quen thuộc nhất là Sung - Lộc vừng- Vạn tuế biểu trưng cho Phúc - Lộc- Thọ. Đây là 3 cây cảnh phổ biến và rất dễ trồng quen thuộc với người Việt.
Cây sung - cây vạn tuế - cây lộc vừng tạo bộ 3 tam đa trong phong thủy cây cảnh
Cây sung vốn dĩ là cây dân dã hay mọc ở rìa ao. Sau đó sung được mang về trồng bonsai trong chậu cảnh. Cây sung thường được xếp vào bộ tứ quý gồm sanh, sung, tùng, lộc hoặc bộ tam đa là phúc (sung), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế).
Cây lộc vừng là loại cây có những tràng hoa dài đẹp mắt. Lộc vừng biểu trưng cho tài lộc dồi dào, đón muốn vàn may mắn. Cây lộc vừng rất được người xưa ưa chuộng trồng trước nhà để mong may mắn, có tài có lộc, đón rước thần tài.
Cây vạn tuế là loài cây quanh năm xanh và ít khi héo, ngay cả khi héo thì dáng lá vẫn nguyên vẹn chỉ đổi màu. Cây vạn tuế sống trường thọ nhiều năm từ đời này qua đời khác, thậm chí có cây vạn tuế vài trăm năm tuổi. Thế nên vạn tuế biểu trưng cho sự trường thọ, hưng thịnh dài lâu.
Bộ tam đa Sung- Lộc vừng - Vạn tuế trồng trước nhà, ngoài ý nghĩa riêng của từng cây thì còn mang ý nghĩa chung của bộ tam đa là gia đình có phúc, con cháu vui vẻ quây quần gia đình hòa hợp yên ấm, gia đình có có lộc tiền tài, lộc lá ơn trên ban xuống, làm ăn thuận lợi, ai cũng mong trường thọ khỏe mạnh, gia đình may mắn.
Người xưa trong thú chơi cây cảnh thường trồng các cây theo bộ, khi có bonsai cây sung thì thường sẽ trồng thêm trong nhà cây vạn tuế và cây lộc vừng.
Trồng 3 cây còn có biểu trưng cho thế cân bằng kiềng 3 chân, mong muốn cuộc sống luôn cân bằng vững chãi. Trong dân gian kiềng 3 chân là biểu trưng cho sự vững chãi nhất và cân bằng các mặt của cuộc sống không thiên bên nào. Một đời người cân bằng được tai chính gia đình sự nghiệp sức khỏe là khó nhất. Người nào cân bằng được người đó an yên.
Có những người có thành tựu quá lớn trong sự nghiệp thì lại đánh đổi bằng gia đình sức khỏe... Triết lý sống của người xưa là cân bằng, giàu có nhưng yên ấm hạnh phúc và còn sức khỏe để thưởng thức cuộc sống.
Trong phong thủy tam đa tạo thế cân bằng năng lượng cho gia đình, từ đó tạo ra sự hạnh phúc hưng thịnh, cho cuộc sống yên ổn dài lâu. Trong triết lý ngũ hành thì không phải chỉ tương sinh mới tốt: tương sinh tương khắc là để quân bình. Quý nhất trong luật ngũ hành là cân bằng, bởi sinh tương sinh mãi sẽ lụi, khắc tương khắc mãi sẽ tàn. Thế nên phải có sinh và có khắc để hài hòa, không bị quá đi một điều gì. Bởi thế trong phong thủy nếu trồng được 3 cây này tạo thế tam đa trong nhà là tốt nhất về phong thủy.
Lưu ý khi trồng cây cảnh theo bộ tam đa
Trồng 3 cây thế tam đa sung, lộc vừng, vạn tuế thì cần chú ý:
- 3 cây này đều là những cây sống lâu năm và cần ánh sáng do đó cần đặt chúng ở vị trí trước nhà nơi có nhiều ánh sáng.
- Trồng bộ 3 tam đa không có nghĩa là trồng chúng trong cùng 1 chậu mà để 3 cây cạnh nhau. Để tạo thế tam đa đẹp thì tốt nhất là nên trồng cà 3 cây trong chậu, thay vì cây trong chậu, cây trồng ra đất.
- Để bộ 3 cây đẹp về thẩm mỹ thì nên trồng 3 cây có chiều cao và kích thước tương đương, vì thế cây sung và cây lộc vừng dạng bonsai sẽ phù hợp với cây vạn tuế.
* Thông tin mang tính tham khảo
Tác giả: An Nhiên
-
Nghèo khó cũng đừng chặt bỏ 3 cây trong vườn: Cây càng xanh tốt con cháu càng có lộc to
-
Điện thoại có 1 nút ẩn: Bật lên khi ngủ hoặc khi sạc pin lợi đủ đường, biết rồi không ai làm ngược lại
-
Có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nhớ kĩ 6 điều này để tránh bị mất tiền trong sổ
-
3 không trồng trước mộ, 4 không đặt trên giường, cụ thể là những thứ gì?
-
Tại sao thời ông bà chọn phong thủy "Trước cau sau chuối"? Ngày nay có còn phù hợp không?