Người xưa truyền câu: Không thù không thành cha con, không oán không nên vợ chồng, vì sao vậy?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa rất tin vào luật nhân quả nên thường hay nói kiếp trước, kiếp sau. Chính là vì kiếp trước còn thiếu nợ người ta nên kiếp này mới phải hoàn trả. Thế nên khi hai người chung sống, kết làm vợ chồng thì chẳng những là duyên kiếp này mà còn là duyên phận đời đời kiếp kiếp tích tụ lại.

Không thù không thành cha con

Con cái bạn đến nhân gian, đầu thai làm con của bạn để có nhân duyên cả. Tại sao chúng không chọn gia đình khác để chuyển sinh? Tại sao lại chọn bạn làm cha mẹ của chúng.

Có một câu chuyện như sau

Tương truyền thì lúc Na Tra xuất sinh là ở trong hình dạng một quả cầu lao vọt ra khỏi bụng mẹ khiến Lý Tịnh một phen khiếp vía. Trực giác của Lý Tịnh thấy rằng đây là ‘quái thai’, điềm xấu. Lại thêm vợ mang thai đến mấy năm, chịu không biết bao nhiêu gian khổ mới sinh hạ Na Tra, nên đối với đứa trẻ này, Lý Tịnh không có chút thiện cảm nào.

Thuở nhỏ Na Tra đã rất bướng bỉnh, lớn lên lại càng hay gây chuyện rắc rối. Thậm chí vì chơi đùa mà lỡ tay hại chết Tam Thái tử của Đông Hải Long Vương, khiến Lý gia gặp họa, bị đuổi ra khỏi nhà.

Sau này Na Tra được Thái Ất Chân Nhân dạy dỗ, nhận ra sai lầm của mình, ăn năn hối hận, đem thân thể tóc da trả lại cha mẹ. Thái Ất Chân Nhân cũng dặn dò Lý Tịnh rằng, hãy xây cho Na Tra một ngôi miếu, hương khói ba năm, thời hạn kết thúc Na Tra có thể có được chân thân để trở về nhân gian. Tiếc là Lý Tịnh không muốn phải nhìn thấy đứa con trai này nữa, nên đã sai người đập bỏ miếu Na Tra.

Thái Ất Chân Nhân thấy vậy đành phải dùng củ và lá sen để tạo thân xác thịt cho Na Tra, để cậu được hồi sinh. Sau khi sống lại, Na Tra chân đạp phong hỏa luân, thân mang pháp lực vô biên, không ngừng lùng sát người cha đã phá hủy chân thân của mình. Ân oán giữa hai cha con đúng là “cắt không đứt, chỉnh vẫn loạn”.

Thế nên từ đó người xưa mới có câu cha đều là kẻ thú kiếp trước của con trai.

Không oán không nên nghĩa vợ chồng

Người xưa rất tin vào luật nhân quả nên thường hay nói kiếp trước, kiếp sau. Chính là vì kiếp trước còn thiếu nợ người ta nên kiếp này mới phải hoàn trả. Thế nên khi hai người chung sống, kết làm vợ chồng thì chẳng những là duyên kiếp này mà còn là duyên phận đời đời kiếp kiếp tích tụ lại.

Nhân duyên vợ chồng thì có cả thiện duyên và ác duyên. Vợ chồng chính là hoan hỉ oan gia, có thể kiếp trước đã kết ân oán, nên kiếp này sắp xếp để được ở gần nhau, cùng nhau xóa bỏ ân oán.

Nếu xét về góc độ nhân quả nghiệp lực thì dù là trong cuộc sống giữa cha con hay vợ chồng sẽ có những mâu thuẫn, khoảng cách.

Dù hai người có tình cảm tốt với nhau cũng sẽ có lúc mâu thuẫn. Thế nên mới bảo: Không tranh cãi không phải cha con, không đấu khẩu thì không phải vợ chồng.

Người cha thường nghiêm khắc với con cái, nhưng họ luôn lặng dẽ dành tình thương cho các con. Phận làm con nên thấu hiểu nỗi khổ của cha.do phải chèo chống cuộc sống của cả gia đình, nên cha mới phải xa nhà bôn ba lao tâm khổ tứ, giữa vợ chồng với nhau cũng chính là quan hệ như vậy, biết khoan dung nhường nhịn.

Tác giả: Truy Nguyệt