Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là hợp lý nhất?
Nếu như bạn có khoản tiền dư thừa thì có thể gửi tiền vào tiết kiệm để hưởng lãi suất bởi đây là kênh đầu tư an toàn nhât. Đặc biệt, nếu trong khoảng 3 – 5 tháng tới, bạn có việc cần sử dụng số tiền này thì tốt nhất nên gửi kì hạn 1 tháng là hợp lý nhất. Lúc đó, vừa có tiền lãi tiết kiệm, vừa có tiền dùng thật tiện lợi. Lý do nên gửi 1 tháng mà không phải 2 hay 3 tháng, vì hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng mức lãi từ 1 – 3 tháng là tương đương nhau. Do đó, cứ sau 1 tháng bạn lại rút lãi lẫn gốc và quyết định có nên gửi tiếp hay không một cách sáng suốt, dễ dàng.
Nếu trong trường hợp bạn chắc chắn trong thời gian tới từ 6 – 7 tháng không cần phải sử dụng đến thì hãy chọn kỳ hạn 6 tháng. Với kỳ hạn này, mức lãi suất đã được tăng lên đáng kể, vượt trội hơn nhiều so với kỳ hạn 1, 3 hoặc 5 tháng. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm được tiền mà đồng tiền của bạn vẫn sinh lời như mong muốn.
Gửi tiết kiệm online để nhận lãi suất cao hơn
Trong thời kỳ công nghệ hiện đại ngày nay, nhiều ngân hàng đang cung cấp mức lãi suất cho hình thức gửi tiết kiệm online cao hơn từ 0,1 - 0,4%/năm so với gửi tiết kiệm tại chi nhánh. Với hình thức tiết kiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện các thao tác gửi tiền trên Mobile Banking của ngân hàng mà không cần đến chi nhánh giao dịch.
Chính vì , nếu có nhu cầu theo dõi các khoản tiết kiệm thường xuyên và muốn hưởng lãi suất cao hơn thì bạn nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm online.Gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp bạn được hưởng mức lãi suất cao hơn, trung bình từ 3 - 6%/năm.
Hãy chia nhỏ các khoản tiết kiệm thành nhiều sổ
Theo các chuyên gia tài chính cho biết thì một trong những nguyên tắc khi gửi tiết kiệm là đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một rổ. Bởi nếu gửi tất cả tiền tiết kiệm vào 1 tài khoản thì khi cần dùng tiền gấp, khách hàng phải tất toán toàn bộ tiền trong tài khoản tiết kiệm. Bên cạnh đó, khi làm điều này có nghĩa là khách hàng sẽ nhận được lãi suất không kỳ hạn cho phần tiền rút trước.
Một người khách hàng thông minh thì nên phân chia tiền gửi thành các khoản nhỏ như khoản tiết kiệm lâu dài, khoản tiết kiệm linh hoạt, khoản tiết kiệm để hưởng lãi hàng tháng... Sau đó, hãy gửi các khoản tiền này vào từng sản phẩm tiết kiệm với những kỳ hạn khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu bạn đang có khoản tiền là 100 triệu, bạn có thể phân chia khoản tiền gửi tiết kiệm như sau:
Tài khoản tiết kiệm 1: Gửi tiền vốn 30 triệu cho mục đích tiêu tiền gấp, với kỳ hạn ngắn từ 1 - 3 tháng để đảm bảo sự linh hoạt.Tài khoản tiết kiệm 2: Gửi số tiền còn lại (70 triệu) với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên để tối đa khả năng sinh lời. Như vậy trong tình huống cần tiền khẩn cấp bạn có thể tất toán một sổ phù hợp mà không ảnh hưởng tới những khoản tiền còn lại.
Tác giả: Min Min
-
Những ai được nâng mức hưởng BHYT từ 80% lên 100% sau ngày 1/7/2024?
-
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024: Chi tiết cách tính lương công chức, viên chức?
-
Kể từ nay, bỏ giấy khám sức khoẻ đối với người thi, đổi bằng lái xe có đúng không?
-
Trời thương người tài đức: 3 tuổi hưởng phúc khí ngút ngàn, từ nay đến Tết 2025 tiền bạc đủ đầy giàu sang
-
Học sinh trên cả nước nghỉ lễ 30/4 – 1/5 thế nào?