Từ nay trở đi, chạy xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ không?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người quan tâm nếu chạy xe của người thân thì có bị phạt lỗi không chính chủ hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Hiện nay, chưa có một quy định nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên, hiểu một cách đúng luật căn cứ tại điểm a khoản 4; điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;  thì lỗi “không chính chủ” chính là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua; được cho hay được tặng.

Ngoài ra, tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Việc xác minh để phát hiện lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe. Như vậy, khi lưu thông trên đường thì CSGT sẽ không kiểm tra lỗi xe không chính chủ.

chạy xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ không?

chạy xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ không?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:

- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

+ Giấy phép lái xe;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);

+ Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.

Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;

- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung:

+ Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông;

+ Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;

- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ

Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;

- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?

Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có mức phạt khác nhau. Tùy vào loại xe không đăng ký:

Đối với Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy.

Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng.

Đối với không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô.

Đối với cá nhân vi phạm sẽ  bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng.

Quy định được cụ thể hóa như sau:

"Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ…

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe; (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng; được phân bổ, được điều chuyển; được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;…
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
  • l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;"

Về trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, mượn xe của người khác thì có bị xử phạt lỗi không chính chủ không hiện Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.

Tuy nhiên, những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp: Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông (TNGT) , cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link