Phụ nữ đang mang thai
Trong măng, đặc biệt măng tươi có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Chất này khi tiếp xúc với dịch vị và axit trong dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc). Nhiều phụ nữ mang thai ăn măng sẽ bị ngộ độc.
Người có bệnh đường tiêu hóa
Những người có bệnh về đường tiêu hóa khi ăn măng sẽ gây ra sự khó chịu, gây tổn thương cho dạ dày và thực quản. Đặc biệt người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản nên tránh tuyệt đối thực phẩm này.
Người bị bệnh thận
Trong măng có chứa hàm lượng canxi rất dồi dào, vì thế những người bị thận mãn tính hoặc suy thận khi ăn vào sẽ làm tăng tình trạng bệnh.
Những người bị gút
Trong măng tre, măng trúc… và những loại thực phẩm tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp các acid uric trong cơ thể, điều này sẽ làm tình hình bệnh gút sẽ trở nên xấu hơn rất nhiều, có thể chân, tay, các khớp sẽ bị sưng và đau nhức.
Trẻ em
Trẻ con cũng không nên ăn măng. Bởi lượng Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể, có thể gây ra việc chậm tăng trưởng. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển chiều cao, thể chất… không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 lợi ích tuyệt vời mà khổ qua có thể mang lại cho sức khỏe
-
Bỏ túi 100.000 đồng/kg nhờ ‘lộc trời’: Loài cây dại quen thuộc bất ngờ thành đặc sản ‘vàng’
-
5 loại đồ uống giúp tăng cường estrogen cho phụ nữ
-
Ăn chay có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Câu trả lời khiến nhiều người giật mình
-
Loại rau ‘quốc dân’ giúp ổn định đường huyết, phòng chống ung thư, cực giàu Vitamin C, ngon khó cưỡng