Hẹp thanh quản là một hội chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đặc biệt, nếu bệnh xuất hiện trẻ em sẽ có nguy cơ gây tử vong rất cao bởi thanh quản chính là vị trí hẹp nhất của đường hô hấp. Do đó, nắm bắt được thông tin bệnh lý và thăm khám kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi để bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác, đồng thời đưa ra phương hướng điều trị tối ưu.
Hẹp thanh quản là tình trạng dòng khí bị gián đoạn ở cổ do sự tắc nghẽ ở thanh quản hoặc khí quản, từ đó gây ra âm thanh thở rít, khò khè khi thở ra. Bệnh lý này thường gặp nhất ở trẻ 6 tháng tuổi và cũng có thể xuất hiện đối với những trẻ vừa mới sinh được vài ngày. Các triệu chứng của bệnh có thể mất dần khi trẻ được 2 tuổi, một số trường hợp tình trạng bệnh sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm.
Đối tượng nào thường mắc bệnh hẹp thanh quản
Trẻ em có đường hô hấp hẹp và mềm hơn so với người lớn nên có nhiều khả năng phát triển bệnh lý hẹp thanh quản. Tình trạng bệnh cần được phát hiện và điều trị ngay lập tức để ngăn chặn sự phát triển của tắc nghẽn thanh quản. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, thanh quản bị chặn hoàn toàn sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh hẹp thanh quản?
Hẹp thanh quản không phải là một bệnh riêng biệt. Các triệu chứng xảy ra như là biến chứng của các tình trạng bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân có thể là yếu tố cơ địa và tổng quát. Thông thường, hẹp thanh quản là do chấn thương thứ phát nội khí quản, đặc biệt nếu thời gian đặt nội khí quản dài hơn 10 ngày.
Nguyên nhân thường gặp bao gồm: nhiễm trùng thường, sốt ban đỏ, sốt rét, sởi, sốt phát ban và sốt thương hàn, lao, giang mai và những người khác.
Yếu tố cơ địa của hẹp thanh quản bao gồm: chấn thương cơ học và hóa học của thanh quản, dị vật bên ngoài, thủ thuật y tế, vết thương do đạn bắn, viêm thanh quản bẩm sinh của thanh quản và khí quản (viêm amidan, viêm khí quản, viêm thanh quản). Các nguyên nhân khác bao gồm các bệnh và các khối u lành tính, liệt hai bên và ung thư thanh quản, tổn thương tiếp giáp với các cơ quan thanh quản.
Hẹp thanh quản có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp thanh quản?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hẹp thanh quản, chẳng hạn như:
Đặt nội khí quản kéo dài;
Cân nặng khi sinh thấp;
Trào ngược;
Nhiễm khuẩn huyết.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh