Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm gan cấp

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh viêm gan cấp.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh viêm gan cấp

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gan cấp

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị viêm gan cấp, việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng và giảm nhẹ các biểu hiện do bệnh gây ra. Bởi vậy, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe, áp dụng các liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh để có thể kiểm soát và từng bước đẩy lùi bệnh tốt nhất. Cụ thể như sau:

1. Chế độ tập luyện phù hợp

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tĩnh dưỡng để cơ thể có thời gian phục hồi.

Tránh thức khuya, tạo thói quen ngủ trước 23 giờ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tăng cường vận động nâng cao sức khỏe và tốt cho hoạt động của cơ thể, trong đó có gan.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hạn chế hoặc bỏ rượu bia là bắt buộc, nếu không nguy cơ bị hôn mê gan rất cao.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ và cân bằng chế độ dinh dưỡng để tránh tạo áp lực cho gan hoạt động quá sức.

Tạo thói quen ăn ít nhất 1g protein cho 1kg trọng lượng cơ thể (khoảng 2000- 3000 Kcal). Bổ sung vitamin (nhất là vitamin B1) và acid folic.

3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

34.phong-ngua-benh-viem-gan-cap-phunutoday.vn
 

Vệ sinh sạch sẽ là cách hiệu quả nhất để tránh được bệnh viêm gan cấp

4 Không – 1 Phòng:

Không dùng chung kim tiêm;

Không dùng chung dao cạo;

Không dùng bàn chải đánh răng của người khác;

Không chạm vào vết máu, vết thương hở;

Tiêm vắc-xin là cách để phòng ngừa bệnh viêm gan A và B.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi ?

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả đối với viêm gan siêu vi

Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B. Vì vậy, mọi người nên đến Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và các cơ sở tiêm chủng khác để được tư vấn và tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch.

Vắc xin viêm gan A: trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin viêm gan A để phòng bệnh.

Vắc xin viêm gan B:

- Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng viêm gan siêu vi B theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia gồm 1 mũi tiêm vắc xin viêm gan B đơn giá trong vòng 24 giờ sau sinh và tiếp theo bởi 3 mũi vắc xin phối hợp vào lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi.

- Người lớn: tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.

Các biện pháp dự phòng không dùng thuốc

Bệnh viêm gan siêu vi B, C và D:

- Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân như bàn chải răng, dao cạo…với người khác.

 - Không dùng chung kim xăm mình, môi, lông mày với người khác.

 - Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

- Nếu có thể, sử dụng thuốc chữa bệnh bằng đường uống thay cho đường tiêm chích

Bệnh viêm gan siêu vi A và E:

- Nấu chín thức ăn và ăn khi còn nóng. Không ăn những thực phẩm còn sống, tái như gỏi cá sống, tiết canh…

- Uống nước đun sôi để nguội

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho em bé, trước khi nấu ăn và trước khi ăn.

- Rửa rau và trái cây bằng nước sạch, tốt nhất là dưới vòi nước chảy.

Phòng lây truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan siêu vi B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở. Trẻ sơ sinh nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh viêm gan mạn tính, sau này dễ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, để phòng tránh lây nhiễm cho con, trong quá trình mang thai, người mẹ cần đi khám và làm xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm đồng thời vắc xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong vòng 24 giờ sau sinh để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, bà mẹ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc bé để hạn chế sự lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link