Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh xơ cứng rải rác

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh xơ cứng rải rác thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh xơ cứng rải rác.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị cho bệnh xơ cứng rải rác

Chia làm ba giai đoạn chính

– Điều trị đợt bệnh cấp

– Điều trị diễn tiến lâu dài của bệnh

– Điều trị triệu chứng và nâng đỡ cho từng triệu chứng và các bất thường chức năng thực thể

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Tùy theo giai đoạn, mức độ tổn thương mà áp dụng các phương pháp kỹ thuật phục hồi chức năng khác nhau, xong cơ bản cần điều trị chăm sóc đầy đủ các biện pháp sau:

+ Phục hồi chức năng hô hấp: giai đoạn cấp, có tổn thương tủy cổ cao kèm theo rối loạn chức năng hô hấp

+ Phục hồi chức năng vận động cảm giác và phòng chống biến chứng và các thương tật thứ phát

+ Phục hồi chức năng trong đau do nguyên nhân thần kinh

25.cach-cham-soc-nguoi-bi-xo-cung-rai-rac-phunutoday.vn
 

+ Phục hồi chức năng tâm lí xã hội và tình dục

+ Phục hồi chức năng co cứng cơ

+ Phục hồi chức năng hoạt động trị liệu và chức năng sống hàng ngày

+ Phục hồi chức năng rối loạn chức năng bàng quang

Các điều trị khác

– Giai đoạn cấp: phương tiện chính là corticoid, nếu mất chức năng nặng thì dùng Solumedrol liều cao đường tĩnh mạch: 500-1000mg mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày sau ngừng thuốc hoặc chuyển sang dạng Prednison uống, giảm dần liều từ 60mg xuống 0 mg trong vòng vài tuần

– Điều trị lâu dài, điều chỉnh bệnh

Sử dụng liệu pháp Interferon: là các protein được các tế bào tiết ra như một phần của đáp ứng miễn dịch. Chúng gắn lên các receptor bề mặt tế bào và khởi động một dòng thác đáp ứng làm biến đổi hệ thống miễn dịch. Chúng có tác dụng cải thiện tiến triển xơ cứng rải rác

– Điều trị triệu chứng:

+ Khống chế đau: sử dụng các thuốc và biện pháp giảm đau thần kinh

+ Điều trị cứng cơ: thuốc giãn cơ, phong bế tại chỗ bằng Botulinum toxin nhóm A hoặc Phenol 2%.

+ Điều trị rối loạn chức năng niệu dục và đường ruột

Lưu ý: Vì là bệnh tiến triển nhiều đợt, nên cần được quản l í điều trị dài lâu, tái khám định kỳ ngay cả khi chưa có đợt cấp mới tái diễn.

Theo dõi và sử lí sớm những đợt tái phát và xử lí kịp thời nếu có triệu chứng nặng và cấp tính

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng rải rác

Chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác

Hầu như tất cả các triệu chứng có thể xảy ra với bệnh xơ cứng rải rác cũng có thể xảy ra với các bệnh khác. Thường rất khó để chắc chắn rằng những triệu chứng đầu tiên (trong đợt bùng phát đầu tiên) là do bệnh xơ cứng rải rác. Ví dụ, bạn có thể bị tê ở chân hoặc nhìn mờ trong một vài tuần và sau đó hết. Đó có thể là bùng phát đầu tiên của bệnh xơ cứng rải rác hay chỉ là do một bệnh không phải là xơ cứng rải rác. Vì vậy, việc khẳng định chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác thường không được thực hiện cho đến khi có 2 hoặc nhiều lần tái phát đã xảy ra. Do đó, bạn có thể phải chờ nhiều tháng hoặc nhiều năm không chắc chắn và rõ ràng về chẩn đoán nếu chỉ có một đợt triệu chứng.

Trong hầu hết các trường hợp, không có xét nghiệm nào chứng minh chắc chắn rằng bạn bị xơ cứng rải rác sau đợt triệu chứng đầu tiên hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, một số xét nghiệm hữu ích và có thể chỉ ra rằng bệnh xơ cứng rải rác là một nguyên nhân hoặc gây ra các triệu chứng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link