Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh chứng khó nuốt

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh chứng khó nuốt thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh chứng khó nuốt.

Quá trình nuốt diễn ra như thế nào?

Nuốt là quá trình di chuyển thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Có vẻ chúng ta thực hiện động tác đó một cách tự động, nhưng thực chất là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều cơ và dây thần kinh.Nuốt được thực hiện trong ba giai đoạn: giai đoạn miệng (trong miệng), giai đoạn hầu (qua cổ họng) và giai đoạn thực quản (thông qua ống dẫn thức ăn trước khi đến dạ dày). Nuốt khó khăn có thể gặp phải, dọc theo các giai đoạn, và có thể xảy ra với chất lỏng và/hoặc chất rắn.

Tại sao một số người bị khó nuốt?

Khó nuốt không phải là tình trạng bệnh nguyên phát. Nó thường là một hệ quả hoặc tác dụng phụ của một tình trạng sức khỏe hoặc điều trị. Nuốt đòi hỏi cảm giác nguyên vẹn và sức mạnh cơ bắp đầy đủ. Những người gặp vấn đề sức khỏe hoặc những người đã trải qua quá trình điều trị ảnh hưởng đến các dây thần kinh và /hoặc các cơ quan trong quá trình nuốt có thể gặp khó khăn khi nuốt. Sự tắc nghẽn dọc đường nuốt, như một khối u, cũng có thể dẫn đến khó nuốt.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của nuốt khó khăn:

Tiền sử đột quỵ hoặc chấn thương nãoTiền sử xạ trị vùng đầu cổ

Tiền sử phẫu thuật đến vùng đầu cổ

Mắc vấn đề sức khỏe như bệnh Parkinson, bệnh nhược cơ, mất trí nhớ

Làm thế mà khó nuốt có thể dẫn đến nhiễm trùng ngực?

53.cach-cham-soc-nguoi-bi-chung-kho-nuot-phunutoday.vn

Khi đường thở của chúng ta và ống dẫn thức ăn chỉ là ở nối tiếp nhau, khó nuốt có thể dẫn đến thực phẩm và chất lỏng đi sai đường, đi vào đường thở và vào phổi. Điều này có khả năng góp phần gây viêm phổi - một bệnh nhiễm trùng ngực do sự xâm nhập của các vật chất ngoài vào phổi.Nguyên nhân bệnh Chứng khó nuốt

Bình thường, khi các cơ ở hầu hoặc thực quản co thắt để tống thức ăn và dịch từ miệng xuống thực quản mà không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng thỉnh thoảng, thức ăn và dịch cũng có một số vấn đề khi xuống dạ dày. Có hai loại vấn đề có thể làm thức ăn hoặc dịch khó đi xuống thực quản:

Các cơ và thần kinh giúp đẩy thức ăn qua hầu và thực quản không làm việc tốt. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị: Đột quỵ hoặc não hay tủy sống bị tổn thương.

Các vấn đề chưa xác định về hệ thần kinh như là chứng co thắt thực quản, đa xơ hóa, chứng loạn dưỡng cơ, hoặc là bệnh Parkinson.Vấn đề về hệ miễn dịch gây ra sưng (hoặc là viêm) và suy yếu như là viêm đa cơ hoặc viêm da cơ.Co thắt thực quản. Điều này có nghĩa là các cơ thực quản đột ngột co thắt lại. Đôi khi việc co thắt này làm thức ăn không xuống được dạ dày.Xơ cứng bì.

Trong trường hợp này, các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại. Xơ cứng bì còn có thể làm cho cơ ở đoạn thực quản dưới bị yếu đi, điều này có thể khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên hầu và miệng.

Đôi khi bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản. Điều này có thể xảy ra nếu như bạn bị:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi acid dạ dày đi ngược lên thực quản, nó có thể gây ra loét ở thực quản, từ đó có thể gây ra các u sùi. Các u sùi này có thể làm cho thực quản bị hẹp hơn. Những người bị bệnh GERD một thời gian dài có thể tiến triển thành thực quản Barrett.

Viêm thực quản.

Là hiện tượng viêm của thực quản. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như GERD hoặc bị nhiễm trùng hay là viên thuốc kẹt lại trong thực quản. Viêm thực quản cũng có thể là do phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc các dị nguyên trong không khí.

Lưới thực quản. Hiện tượng này xuất hiện khi có một mảnh mô nhỏ nhô ra từ thành của thực quản. Một số người khi sinh ra đã có lưới thực quản, trong khi một số khác từ từ mới có lưới thực quản.

Túi thừa. Có sự xuất hiện các túi nhỏ ở thành thực quản hoặc thành hầu. Một số người khi sinh ra đã có các tùi thừa này, trong khi một số khác thì các túi thừa phát triển dần theo thời gian.

Các u thực quản.

Những u phát triển trong thực quản có thể là ung thư hoặc không phải ung thư.Một số loại thức ăn hoặc vật lạ kẹt lại trong hầu họng hoặc thực quản. Ở những người lớn tuổi dùng răng giả có thể gặp một số vấn đề không nhai được tốt trước khi nuốt.

Ở trẻ em, đôi khi có thể nuốt các vật nhỏ làm kẹt lại ở thực quản.Các khối bên ngoài thực quản, như là hạch bạch huyết, u, hoặc các mỏm xương đốt sống ép vào thực quản.Đôi khi các bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt, dù cho nó có thể có nhiều nguyên nhân.

Ở một số người, chứng khó nuốt chỉ là do sự lão hóa. Khi người ta già đi, thì tất cả các cơ của họ có thể yếu đi, bao gồm cả thực quản.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link