Người bị bệnh xơ cứng rải rác nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị xơ cứng rải rác cần có những lưu gì? Và người bị bệnh xơ cứng rải rác nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Một rối loạn tự miễn dịch của hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Tế bào thần kinh thường được bao quanh bởi một vỏ bọc cách điện làm bằng một chất béo được gọi là Myelin, giúp truyền xung thần kinh. Trong xơ cứng rải rác, vỏ Myelin này bị viêm hoặc bị hư hỏng. Điều này sẽ phá vỡ hoặc làm chậm các xung thần kinh và dây thần kinh gây ra trục trặc.

Sẹo (xơ cứng) xảy ra trong chất trắng của não và tủy sống. Những khu vực thiệt hại Myelin và sẹo được gọi là xơ cứng mảng. Căn bệnh bùng lên với những giai đoạn và các triệu chứng tăng lên. Bệnh có thể nhẹ và không tiến triển, tuy nhiên cũng có thể dần dần trở nên xấu hơn, hoặc trở nặng hơn nhanh chóng. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40.

Nguyên tắc chung cho việc ăn uống

Thực hiện nguyên tắc: “Ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm”.

- Nhiều thực phẩm khi đã nấu chín thì hoạt chất tốt vốn có đã bị biến đổi, vì vậy những loại rau củ quả nếu đảm bảo được thì hãy ăn tươi và sạch.

- Nhai kỹ: khi nhai kỹ thì thức ăn được nghiền nhỏ sẽ khiến tiêu hóa hiệu quả hơn, tuyến nước bọt còn tiết ra nhiều enzym giúp tiêu hóa hơn vì vậy cơ thể hấp thu tốt hơn. Mặt khác bệnh xơ cứng bì tiến triển sẽ có các triệu chứng về tiêu hóa như hẹp thực quản, giảm nhu động ruột, viêm loét đường tiêu hóa nên thức ăn được nhai kỹ sẽ dễ hấp thu hơn.

- Vì đặc thù đường tiêu hóa bị giảm nhu động và chit hẹp thực quản nên người bệnh nuốt chậm để tránh sặc và nghẹn.

Bệnh xơ cứng bì nên ăn gì?

Người bị xơ cứng bì nên ăn các loại thực phẩm sau:

26.che-do-dinh-duong-xo-cung-rai-rac-phunutoday.vn
 

- Những loại thực phẩm tốt cho phòng chống các bệnh chuyển hóa, miễn dịch như: cá, diếp cá, nha đam, cà chua, dưa chuột, ớt chuông, húng quế, hạt đậu đỗ các loại, hạt hạnh nhân, hạt điều, bí đỏ, trà xanh...

Trong đó một số loại rau củ như rau húng, dưa leo, cà chua, ớt chuông ăn sống khá tốt.

Các loại thực phẩm như đậu đỗ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều giàu Nitrit oxit giúp lưu thông mạch máu rất tốt cho bệnh nhân có hội chứng Raynaud. Sử dụng các hạt trên bằng cách ngâm với nước 2-3 giờ, bỏ vỏ rồi ăn sống.

- Bệnh nhân có các biểu hiện đau khớp nên ăn (không áp dụng với bệnh nhân Gút):

Thịt heo, gia cầm, tôm, cua, sò, cá biển, lúa mì, lúa mạch...

Bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất: D, B, K, acid folic, canxi, sắt...

Sử dụng dầu thực vật loại chứa acid omega 3 như: dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ô liu...

Đặc biệt, những người bị xơ cứng bì nên dùng rau má trong chế độ ăn, uống hàng ngày, bởi rau má có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh này rất tốt. Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon, dễ làm:

- Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước sôi để nguội vào lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị.

- Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.

- Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 - 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị. Phần bã rau má từ sau khi lọc ra lấy nước cốt, bệnh nhân có thể tận dụng để đắp ngoài giúp hỗ trợ phục hồi, tái tạo vùng da bị xơ cứng, loét hoại tử.

Xơ cứng bì gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người bệnh. Vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link