Rau hẹ
Theo Trung y, cây rau hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, làm ấm thận, tăng sinh lực và thanh lọc, giải độc.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, loại rau này không chỉ sở hữu hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, đường, protein, vitamin A và C mà còn rất giàu carotene và chất xơ.
Một trong những công dụng nổi bật phải kể đến của rau hẹ chính là khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau “nặng mùi” này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.
Lưu ý: Ngay cả khi sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng hẹ vẫn là loại rau chứa rất nhiều các chất xơ thô và không dễ tiêu hóa.
Để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau hẹ cùng một lúc. Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn rau hẹ vào buổi tối để tránh việc gia tăng áp lực cho dạ dày.
Hành tây
Hành tây chứa vescalin (C27H20O8) là hoạt chất tự nhiên chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn toàn không ăn.
Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.
Cà chua
Cà chua có lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống ôxy hóa tế bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến.
Măng tây
Loại măng này có hàm lượng vitamin, rutin cao, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.
Ớt
Chất capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.
Nấm
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư. Chẳng hạn như chất pholysaccharide trong nấm đông cô, pholysaccharide trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.
Tác giả: Mộc
-
Sai lầm tai hại khi mặc đồ lót, rất nhiều chị em vẫn mắc phải mà không hề biết
-
Uống 1 cốc nước rau má vừa làm mát gan lại thải sạch độc tố, nhiều người vẫn bỏ phí
-
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan mà bạn không thể bỏ qua, nhất là số 1
-
Lợi ích của dưa chuột, càng ăn càng nhận thấy sự thay đổi bất ngờ của cơ thể
-
Những lợi ích tuyệt vời của quả sung mà bạn không nên bỏ lỡ